Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 16 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết

Slide điện tử Bài 16 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 3: EM Ở NHÀ

BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

 

KHỞI ĐỘNG

GV giới thiệu trực tiếp vào bài học.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nghe – viết
  • Chọn chữ l/n, i/iê, ăc/ăt
  • Tập viết chữ hoa O
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nghe – viết

Em hãy nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Bé Hoa.

Nội dung ghi nhớ:

+ Về nội dung: Bài chính tả nói về Hoa giờ đã trở thành chị vì mẹ có thêm em Nụ. Hoa rất yêu quý em.

+ Về hình thức: Bài chính tả có 7 câu.

2. Chọn chữ l/n, i/iê, ăc/ăt

Bài tập 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:

a) Chữ l hay n?

Chân đen mình trắng

Đứng □ắng giữa đồng

□àm bạn nhà □ông

Thích mò tôm cá.

(Là con gì?)

b) Chữ i hay ?

Cá gì đầu bẹp có râu

Cả đời ch□`m dưới bùn sâu k□’m mồi?

(Là con gì?)

c) Vần ăc hay ăt?

Thường có mٜ ở sân trường

Cùng em năm tháng thân thương bạn bè.

Nấp trong tán lá tiếng ve

S□’ hoa đỏ rực gọi hè đến mau.

(Là cây gì?)

Nội dung ghi nhớ:

a) Chữ l hay n

Chân đen mình trắng

Đứng nắng giữa đồng

Làm bạn nhà nông

Thích mò tôm cá.

=> Con cò.

b) Chữ i hay ?

Cá gì đầu bẹp có râu

Cả đời chìm dưới bùn sâu kiếm mồi?

c) Vần ăc hay ăt?

Thường có mặt ở sân trường

Cùng em năm tháng thân thương bạn bè

Nấp trong tán lá tiếng ve

Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau

=> Cây phượng.

Bài tập 3: Tìm các tiếng:

a. Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với lạnh

- Không quen

b. Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với dữ

- Quả (thức ăn) đến độ ăn được

c. Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với (dao, kéo) lụt (cùn)

- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật

Nội dung ghi nhớ:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với lạnh. => Nóng.

- Không quen. => Lạ.

b) Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với dữ.=> Hiền.

- Quả (thức ăn) đến độ ăn được.=> Chín.

c) Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với (dao, kéo) lụt (cùn).=> Sắc.

- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật.=> Cắt.

3. Tập viết chữ hoa O

3.1. Quan sát mẫu chữ hoa O

Em hãy quan sát và nhận xét mẫu chữ hoa O.

Nội dung ghi nhớ:

+ Đặc điểm: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 2 nét.

+ Cấu tạo: Nét viết chữ hoa O là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ.

+ Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái để viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.

3.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

Em hãy viết cụm từ ứng dụng sau: Ong chăm tìm hoa lấy mật.

Nội dung ghi nhớ:

- Cụm từ ứng dụng khuyên con người cần phải chăm chỉ làm việc thì mới có thành quả.

  • Những chữ có độ cao 2,5 li: O, g, h, l, y.
  • Chữ có độ cao 1,5 li: t.
  • Những chữ còn lại có độ cao 1 li: n, c, ă, m, i, o, a, â.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. lung linh  B. lũng nịu  C. náo lức  D. long nanh

Câu 2: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. lập lòe  B. non nớt  C. nức lở  D. lấp lánh

Câu 3: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. chuột nhắc  B. lắt nhắt  C. giăng mắt  D. thắt mắc

Câu 4: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. trắc nghiệm  B. con mắc  C. bắc buộc  D. trắt trở

Câu 5: Trong câu chuyện “Bé Hoa”, ai là em bé mới sinh?

A. Hoa B. Nụ C. Mẹ D. Bố

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

B

A

B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy viết ứng dụng câu tục ngữ sau: Ở hiền gặp lành.