Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 16 Bài đọc 1 Để lại cho em
Slide điện tử Bài 16 Bài đọc 1 Để lại cho em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 3: EM Ở NHÀ
BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: ĐỂ LẠI CHO EM
KHỞI ĐỘNG
Quan sát một bức tranh về tình cảm anh, chi, em. Đặt tên cho bức tranh đó.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc thành tiếng
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 5 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ Đọc theo nhóm: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
Nội dung ghi nhớ:
- HS luyện đọc.
2. Đọc hiểu
Câu 1: Chị để lại những đồ vật gì cho em bé dùng?
Nội dung ghi nhớ:
Chị để lại dép đỏ, mũ len, đôi tất xinh xinh, áo cho em bé dùng.
Câu 2: Chị còn để lại cho em bé điều gì tốt đẹp?
Nội dung ghi nhớ:
Chị còn để lại cho em bé những điều tốt đẹp: cái ngoan, tay sạch sẽ thơm.
Câu 3: Bạn đã làm được những việc gì giúp em bé của bạn (hoặc các bạn nhỏ ít tuổi hơn bạn)?
Nội dung ghi nhớ:
HS trả lời theo thực tế những gì đã làm được.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong bài thơ, chị lên mấy tuổi?
A. Tám tuổi B. Bảy tuổi C. Sáu tuổi
Câu 2: Người chị để lại gì cho em?
A. Dép đỏ B. Mũ len
C. Đôi tất xinh xinh D. Cả ba phương án trên
Câu 3: Chiếc áo mẹ mua có đặc điểm gì?
A. Màu đỏ xinh xinh
B. Hai bên hàng cúc có nhưng bông hoa vàng
C. Hai bên hàng cúc có đôi thỏ đùa.
Câu 4: Hình ảnh "Những ngày chị còn bé" được so sánh giống như gì?
A. Giống như chị bây giờ
B. Giống như em bây giờ
C. Giống như em mai sau
Câu 5: Tình cảm của hai chị em trong bài thơ như thế nào?
A. Yêu thương lẫn nhau
B. Hay trêu chọc nhau
C. Không thích chơi với nhau
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | C | B | A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Dựa vào nội dung bài thơ, hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay.