Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 15 Bài viết 1 Chính tả - Tập viêt

Slide điện tử Bài 15 Bài viết 1 Chính tả - Tập viêt. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 3: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

 

KHỞI ĐỘNG

GV giới thiệu trực tiếp vào bài học.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nghe - viết
  • Hoàn thành BT điền r/ d/ gi và dấu hỏi/ dấu ngã
  • Tập viết chữ N hoa
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nghe – viết

Em hãy nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Mai con đi nhà trẻ.

Nội dung ghi nhớ:

+ Về nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của người bố dành cho bạn nhỏ sắp đi nhà trẻ.

+ Về hình thức: Bài thơ gồm 2 khổ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và  lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2. Hoàn thành BT điền r/ d/ gi và dấu hỏi/ dấu ngã

Bài tập 2:

a) Chữ r, d hay gi?

 

Tuổi thơ tôi trôi qua êm đềm trong tiếng hát □u của bà, của mẹ, của các □ì: “□ó mùa thu, mẹ □u con ngủ...”.

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Mẹ bao trăng như lươi liềm.

Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui

Bà nhìn: như hạt cau phơi

Cháu cười: qua chuối vàng tươi ngoài vườn.

LÊ HỒNG THIỆN

Nội dung ghi nhớ:

a) Chữ rd hay gi?

Tuổi thơ tôi trôi qua êm đềm trong tiếng hát ru của bà, của mẹ, của các dì: “gió mùa thu, mẹ ru con ngủ...”

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm

Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui

Bà nhìn: như hạt cau phơi

Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn

LÊ HỒNG THIỆN

Bài tập 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a) (rành, dành, giành):

để □

□ dụm

□ lấy

□ mạch

b) (nửa, nữa):

một lần □

lát □

□ trái ổi

một □

Nội dung ghi nhớ:

a) (rành, dành, giành):

để dành

dành dụm

giành lấy

rành mạch

b) (nửa, nữa):

một lần nữa

lát nữa

nửa trái ổi

một nửa

3. Tập viết chữ N hoa

3.1. Quan sát mẫu chữ hoa N

Em hãy quan sát và nhận xét mẫu chữ hoa N.

Nội dung ghi nhớ:

+ Cấu tạo:

  • Nét 1: Móc ngược trái (giống nét 1 ở chữ hoa M).
  • Nét 2: Thẳng xiên.
  • Nét 3: Móc xuôi phải (hơi nghiêng).

+ Cách viết:

  • Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
  • Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1.
  • Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường kẻ 5.

3.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

Cụm từ ứng dụng: Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Nội dung ghi nhớ:

- Cụm từ ứng dụng nói đến công ơn của mẹ, nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ, trân trọng, biết ơn.

  • Những chữ có độ cao 2,5 li: N, g, h, Đ.
  • Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, a, m, e, ư, ơ, c, o, a, ê, n, ô.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Vì sao bố khoe với mọi người về việc con đi nhà trẻ?

A. Vì bố muốn mọi người khen. 

B. Vì bố rất tự hào về con.

C. Vì bố muốn mọi người mua quà cho con.

D. Vì bố muốn khoe có nhiều con.

Câu 2: Cảm xúc của mọi người khi biết tin Mai đi nhà trẻ là gì?

A. Buồn. B. Vui. C. Lo lắng. D. Bất ngờ.

Câu 3: Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

A. Trẻ con không thích đi học.  B. Đi nhà trẻ là một trải nghiệm thú vị.

C. Bố mẹ luôn lo lắng cho con cái. D. Mọi người đều phải đi học.

Câu 4: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. giải thích  B. bình dị  C. dá cả  D. rực rỡ

Câu 5: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. lim gim  B. bủn dủn  C. deo neo  D. giãy giụa

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

B

C

D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy viết ứng dụng câu sau: Nước chảy đá mòn.