Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 14 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết

Slide điện tử Bài 14 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 3: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

 

KHỞI ĐỘNG

GV giới thiệu trực tiếp vào bài học.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nghe – viết
  • Chọn chữ ng / ngh, ch / tr, vần ac / at
  • Tập viết chữ hoa M
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nghe – viết

Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Cho con.

Nội dung ghi nhớ:

+ Về nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm ba mẹ đối với con và hy vọng con sẽ mãi ghi nhớ tình cảm của cha mẹ, sẽ nhớ mãi ba mẹ chính là quê hương, là nơi để trở về.

+ Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và  lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2. Chọn chữ ng / ngh, ch / tr, vần ac / at

Bài tập 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: ng hay ngh?

- Cả nhà quây quần trong □ày □ỉ.

- Gió thổi hàng cây □iêng ngả.

- Tiếng chuông chiều □ân □a.

Nội dung ghi nhớ:

  • Cả nhà quây quần trong ngày nghỉ.
  • Gió thổi hàng cây nghiêng ngả.
  • Tiếng chuông chiều ngân nga.

Bài tập 3: Chữ ch hay tr?

Một mẹ sinh được □iệu con

Rạng ngày lặn hết, □ỉ còn một cha

Mặt mẹ tươi đẹp như hoa

Mặt cha nhăn nhó □ẳng ma nào nhìn.

(Là những gì?)

b) Vần ac hay at?

Từ tre từ trúc mà ra

Thành bạn thân thiết h□’ ca cùng người

Thon dài một đốt thế thôi

Mà bao nốt nhٜ thành lời ngân nga.

(Là cái gì?)

Nội dung ghi nhớ:

a) Chữ ch hay tr?

Một mẹ sinh được triệu con

Rạng ngày lặn hết, chỉ còn một cha

Mặt mẹ tươi đẹp như hoa

Mặt cha nhăn nhó chẳng ma nào nhìn.

=> Mẹ là mặt trăng, con là sao, cha là mặt trời.

b) Vần ac hay at?

Từ tre từ trúc mà ra

Thành bạn thân thiết hát ca cùng người

Thon dài một đốt thế thôi

Mà bao nốt nhạc thành lời ngân nga

=> Cái sáo.

3. Tập viết chữ hoa M

3.1. Quan sát mẫu chữ hoa M

Em hãy quan sát và nhận xét mẫu chữ hoa M.

Nội dung ghi nhớ:

+ Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 4 nét.

+ Cấu tạo:

  • Nét 1: Móc ngược trái (gần giống nét 2 ở chữ hoa k nhưng hơi lượn đầu sang phải).
  • Nét 2: Thẳng đứng, hơi lượn một chút ở cuối nét.
  • Nét 3: Thẳng xiên, hơi lượn ở hai đầu.
  • Nét 4: Móc ngược phải.

+ Cách viết:

  • Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên hơi lượn sang phải. Rê bút khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
  • Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng đứng. Cuối nét hơi lượn sang trái một chút và dừng bút ở đường kẻ 1.
  • Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng xiên từ dưới lên. Đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Chú ý, nét thẳng xiên hơi lượn ở hai đầu.
  • Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3, chuyển hướng đầu bút để viết nét móc ngược phải. Dừng bút trên đường kẻ 2.

3.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

Em hãy quan sát và nhận xét cụm từ ứng dụng: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Nội dung ghi nhớ:

- Câu thành ngữ ý nói một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.

- Những chữ có độ cao 2,5 li:  M, b, g.

  • Chữ có độ cao 2 li: đ.
  • Chữ có độ cao 1,5 li: t.
  • Những chữ còn lại có độ cao 1 li: ô, c, o, n, ư, a, u, c.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Theo em, hình ảnh "cánh chim" trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

A. Niềm vui của con. B. Tình yêu thương của ba.

C. Khát vọng khám phá của con. D. Ước mơ trở thành chim của con.

Câu 2: Câu thơ "Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực" muốn nói điều gì?

A. Mẹ muốn con luôn nhớ về mình. 

B. Mẹ muốn con trở thành một bông hoa đẹp.

C. Mẹ muốn con luôn tự hào về mình.

D. Cả a và c đều đúng.

Câu 3: Thông điệp chính của bài thơ là gì?

A. Khuyên con phải cố gắng học tập. 

B. Ca ngợi tình yêu thương của cha mẹ.

C. Khuyên con đừng quên quê hương.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. chong chóng  B. tròn trịa  C. chồng trất  D. chăm chỉ

Câu 5: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. ngọt ngào  B. nghập ngừng  C. ngiêng ngả  D.nghoại ngữ

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi12345
Đáp ánCDBCA

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy viết câu ứng dụng sau: 

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.