Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 11 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết

Slide điện tử Bài 11 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 2: EM ĐI HỌC

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

 

KHỞI ĐỘNG

Gv giới thiệu trực tiếp vào bài học.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nghe – viết
  • Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (BT 2, 3)
  • Tập viết chữ I
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nghe - viết 

Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Các nhà toán học của mùa xuân.

Nội dung ghi nhớ:

+ Về nội dung: Bài thơ nói về các tín hiệu của mùa xuân.

+ Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và  lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (BT 2, 3)

Bài tập 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: g hay gh?

- Lên thác xuống □ềnh

- □ạo trắng nước trong

- □i lòng tạc dạ

Nội dung ghi nhớ:

  • Lên thác xuống ghềnh
  • Gạo trắng nước trong
  • Ghi lòng tạc dạ

Bài tập 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a) Chữ s hay x?

Ai thổi □áo gọi trâu đâu đó

Chiều in nghiêng trên mảng núi □a.

Con trâu trắng dẫn đàn lên núi

Vểnh đôi tai nghe □áo trở về.

NGÔ VĂN PHÚ

b) Vần ươn hay ương?

Mảnh v□ bà xanh thế

Nắng trổ như hoa cau

Gió đưa thoảng h□ vào

Cả một vùng cúc nở.

NGUYỄN THANH KIM

Nội dung ghi nhớ:

a) Chữ s hay x?

Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó

Chiều in nghiêng trên mảng núi xa.

Con trâu trắng dẫn đàn lên núi

Vểnh đôi tai nghe sáo trở về.

NGÔ VĂN PHÚ

b) Vần ươn hay ương?

Mảnh vườn bà xanh thế

Nắng trổ như hoa cau

Gió đưa thoảng hương vào

Cả một vùng cúc nở.

NGUYỄN THANH KIM

3. Tập viết chữ I

3.1. Quan sát mẫu chữ hoa I

Em hãy quan sát và nhận xét mẫu chữ I hoa.

Nội dung ghi nhớ:

+ Nét 1 (cong trái và lượn ngang): từ điểm đặc bút trên đường kẻ ngang 5 cạnh bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong trái, kéo dài thêm đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4.

+ Nét 2 (móc ngược trái và lượn vào trong): từ điểm kết thúc nét 1, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi viết nét cong trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2.

3.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

Em hãy viết câu ứng dụng: Im lặng lắng nghe cô dặn dò.

Nội dung ghi nhớ:

- Để nghe được lời cô dặn, cần phải im lặng, vì khi ồn chúng ta sẽ không nghe được và không biết học gì, làm bài ào, ôn tập gì và chuẩn bị bài học mới như thế nào.

  • Những chữ có độ cao 2,5 li: I, l, h, g.
  • Những chữ có độ cao 2 li: d.
  • Những chữ còn lại có độ cao 1 li: m, ă, n, c, ô, o.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. siêng năng  B. sung xướng  C. sảng khoái  D. xanh biếc

Câu 2: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. sáng láng  B. sanh xao  C. xa sôi  D. sum suê

Câu 3: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. ghợn sóng  B. gìm xuống  C. ghen ghét  D. trêu gẹo

Câu 4: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. ghe thuyền  B. con ghẹ  C. gốm sứ  D. gim giấy

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

B

A

C

D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy đặt 1 - 2 câu với từ có chứa vần ươn hoặc ương.