Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 11 Bài đọc 1 Có chuyện này

Slide điện tử Bài 11 Bài đọc 1 Có chuyện này. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 2: EM ĐI HỌC

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY

 

KHỞI ĐỘNG

Em hãy nói về 2 - 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh:

Tech12h

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc thành tiếng
  • Đọc hiểu
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu toàn bài đọc thơ Có chuyện này.

- GV mời 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV mời 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu từ phép biến.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm nhỏ (GV hỗ trợ khi cần thiết).

Nội dung ghi nhớ:

- HS đọc thầm theo.

- 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

2. Đọc hiểu

Câu 1: Bạn hiểu “Chữ nằm trong lọ mực” nghĩa là gì? Chọn ý đúng:

a) Lọ mực đã có sẵn các chữ cái.

b) Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán,...

c) Lọ mực sẽ giúp bạn viết chữ, làm thơ, làm toán,...

Nội dung ghi nhớ:

Đáp án c).

Câu 2: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật nào khác? Chúng nằm ở đâu?

Nội dung ghi nhớ:

Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật: lửa, cái mầm, cái hoa, dòng điện. Những sự vật ấy nằm ở: bao diêm, hạt, cây, dây điện.

Câu 3: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì” nào?

Nội dung ghi nhớ:

Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì”: Biến diêm thành lửa cháy, biến mực thành thơ hay, biến hạt hóa thành cây, xui cây làm quả chín, biến dây thành ra điện, bắt điện kéo tàu đi,...

Câu 4: Bạn cần làm gì để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy?

Nội dung ghi nhớ:

Để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy, mình sẽ cố gắng tìm hiểu kiến thức, học và luyện tập chăm chỉ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Lửa nằm ở đâu?

A. trong bao diêm  B. trong lọ mực  C. trong hạt

Câu 2: Cái gì nằm trong cây?

A. Cái mầm B. Cái hoa C. Dòng điện

Câu 3: Em hiểu "Chữ nằm trong lọ mực" nghĩa là gì?

A. Lọ mực đã có sẵn chữ cái

B. Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán.

C. Lọ mực sẽ giúp em viết chữ, làm thơ, làm toán.

Câu 4: Trong câu thơ "Những phép biến diệu kì" đâu là từ chỉ đặc điểm:

A. Những B. phép biến C. diệu kì

Câu 5: Câu thơ: "Bắt điện kéo tàu đi..." trả lời cho câu hỏi nào:

A. Làm gì? B. Là gì? C. Thế nào?

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

C

A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu: “Khả năng của con người thật là kì diệu!”. Có thể thay từ “kì diệu” bằng từ nào khác?