Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Slide điện tử bài 9: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 Chân trời sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 9. NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG

VIẾT. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỂ CẦN GIẢI QUYẾT

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU ĐOẠN VĂN

Câu 1. Văn bản đã đáp ứng yêu cầu và bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết như thế nào?

Bài làm rút gọn:

Văn bản đã nêu vấn đề, giải thích sau đó phân tích các khía cạnh của vấn đề, đồng thời cũng nêu những lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho luận điểm vừa nêu. Văn bản cũng nêu lên giải pháp để khắc phục vấn đề, sau đó kết luận lại.

 

Câu 2. Ở phần thân bài, văn bản đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau hay kết hợp trình bày nhận thức với đề xuất giải pháp? Theo em, trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế gì trong việc trình bày vấn đề mà văn bản nêu lên? 

Bài làm rút gọn:

Văn bản đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau.

Trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế trong việc trình bày vấn đề mà văn bản nêu lên bởi văn bản làm rõ cho người đọc, người nghe hiểu thật rõ về vấn đề, nêu ra tác hại rồi mới đề xuất giải pháp. Như vậy sẽ mang tính thuyết phục hơn.

Câu 3. Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ vấn đề?

Bài làm rút gọn:

- Lý lẽ: Ngày nay, “bệnh” sáo rỗng vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều nơi, nhiều người.

- Bằng chứng: 

  • Có cán bộ địa phương xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) …. phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực;...

  • Có lẽ,“bệnh” sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất …. “lao công 4.0:.

  • Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, … ở tầm “0.4” thì khó làm nên trò trống gì.

Câu 4. Bài viết đã đề xuất những giải pháp cụ thể nào?

Bài làm rút gọn:

- Để tránh chạy theo tâm lí đám đông, bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố, bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hoà lẫn/ nhạt nhoà bởi đám đông bị thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lí của thời cuộc, xã hội. 

- Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa chuẩn mực hoá phong cách ứng xử và lành mạnh hoá môi trường thông tin xã hội.

Câu 5. Cách diễn đạt, lời văn của tác giả có tác dụng như thế nào trong việc trình bày vấn đề? 

Bài làm rút gọn:

Tác giả sử dụng những từ phổ thông, ai cũng có thể hiểu được đồng thời cách diễn đạt những câu văn trần thuật giúp người đọc hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc vấn đề cần nói đến.

Câu 6. Qua văn bản trên, em rút được những lưu ý gì khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết?

Bài làm rút gọn:

- Chọn vấn đề thực tế, mang tính thời sự và có khả năng giải quyết. Tránh những vấn đề quá rộng, trừu tượng hoặc đã được bàn luận quá nhiều.

- Xác định rõ ràng ý kiến của bản thân về vấn đề cần giải quyết. Quan điểm cần phù hợp với thực tế, có cơ sở lập luận và mang tính thuyết phục.

- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, đáng tin cậy để làm rõ lập luận. Sử dụng logic chặt chẽ, tránh sa vào kể lể hoặc bày tỏ cảm xúc cá nhân.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp. Tránh dùng những từ ngữ khó hiểu, chuyên ngành hoặc ngoại ngữ.

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,...).

Bài làm rút gọn:

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần giải quyết: ô nhiễm môi trường

Nêu thực trạng: ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người.

2. Thân bài

- Giải thích khái niệm: Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần môi trường do con người gây ra, làm cho môi trường không còn phù hợp với cuộc sống của con người và các sinh vật khác.

- Phân tích từng khía cạnh: Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra ở môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.

- Nêu nguyên nhân:

Do hoạt động sản xuất công nghiệp.

Do hoạt động sinh hoạt của con người.

Do sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu.

- Đề xuất giải pháp:

Sử dụng năng lượng sạch.

Trồng cây xanh.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Kêu gọi mọi người chung tay hành động.