Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Slide điện tử bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5. KHÁT VỌNG CÔNG LÍ
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết.
Bài làm rút gọn:
- Về hình thức nghệ thuật,” nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật. Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
- Bên cạnh đó, đoạn trích còn thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hoá vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Câu 2: Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc nào về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
Bài làm rút gọn:
- nghệ thuật miêu tả nhân vật.
- sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
Câu 3. Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được phân tích qua những phương diện nào? Cần chú ý điều gì khi phân tích chủ đề của một truyện thơ?
Bài làm rút gọn:
Nội dung chủ đề được phân tích qua những phương diện hiện thực của một xã hội tha hoá vì đồng tiền
Cần chú ý:
- Phân tích truyện thơ là phân tích những từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp tu từ, cốt truyện... được sử dụng trong bài thơ để từ đó làm nổi bật những tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.
- Phương pháp phân tích hoặc cảm nhận giúp cho người đọc nhận ra cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài truyện thơ đó. Đồng thời thấy được tài năng, sự sáng tạo, độc đáo của tác giả trong việc lựa chọn những hình ảnh, từ ngữ có thể miêu tả một cách chính xác và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm mà họ muốn gửi gắm.
Câu 4: Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu đoạn văn gì? Trình bày tác dụng của cách viết đó.
Bài làm rút gọn:
Các đoạn viết theo kiểu: đoạn văn diễn dịch
=> Tác dụng: Câu đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề. Các câu tiếp theo được triển khai bằng cách chứng minh, phân tích, giải thích, có thể đưa vào một số nhận xét, bộ lộ cảm xúc của cá nhân.
Câu 5: Xác định các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của chúng.
Bài làm rút gọn:
- Phép liên kết: Phép thế. Phương tiện: thế đại từ, từ thay thế (thế “Kiều” cho “Thuý Kiều”, “họ Mã” thế cho “Mã Giám Sinh”
- Phép liên kết: phép nối. Phương tiện: sử dụng từ liên kết (Không những… mà còn…)
=> Tác dụng: để thay thế cho nhau ở những câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng.
Câu 6. Từ bài văn trên, em rút ra điều gì cần lưu ý khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ?
Bài làm rút gọn:
- Xác định chủ đề chính của truyện thơ. Chủ đề là ý chính, thông điệp, hoặc ý nghĩa sâu sắc được tác giả muốn truyền đạt.
- Nắm rõ nội dung cả bài thơ, thay vì chỉ 1 đoạn trích
- Nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc câu của truyện thơ. Những từ ngữ, ngữ pháp, và hình ảnh có thể đóng góp vào việc làm sáng tỏ chủ đề.
- …
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT
Đề bài: Viết bài giới thiệu về “Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam” là một trong những hoạt động mà Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu truyện thơ dân tộc. Để hưởng ứng hoạt động ấy, em hãy chọn một đoạn trích trong một truyện thơ mà mình yêu thích để viết bài phân tích và gửi cho câu lạc bộ.
Bài làm rút gọn:
Gợi ý:
1. Mở bài Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
2. Thân bài
- Cảnh Lục Vân Tiên gặp bọn cướp đang hoành hành
- Cảnh Lục Vân Tiên chống lại bọn cướp
- Phẩm chất và nhân cách của Lục Vân Tiên khi nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga
- Quan điểm và lí tưởng sống của Lục Vân Tiên: đối với Vân Tiên, chàng coi việc nhân nghĩa trên đời là điều tất yếu, nếu làm ơn mà vì được đền đáp, trông ngóng đến việc trả ơn thì đó không còn là người anh hùng.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của đoạn trích.