Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Ôn tập

Slide điện tử bài 4: Ôn tập. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4. ÔN TẬP

 

Câu 1: Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số yếu tố kì ảo quan trọng và nêu tác dụng của nó trong các truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi.

Bài làm rút gọn:

Văn bản

Yếu tố kì ảo

Tác dụng

Chuyện người con gái Nam Xương

Vũ Nương được Linh Phi, vợ vua Nam Hải, cứu và về sống tại thủy cung. 

Khi Phan Lang nằm mộng, thả con rùa và lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương – người cùng làng đã chết oan, được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi sai đưa trở về. 

Vũ Nương trở về dương thế. 

Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất của tác phẩm là hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang: lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện rồi loang loáng, mờ nhạt dần.

Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

 Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 

Truyện lạ nhà thuyền chài

Trên bàn ăn toàn đồ sống, cá, rồng đang bơi nhảy, cầm đũa lên thì đều là vật chín

Ngọa Vân đã "giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng “Biến! 'Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…

Hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển, với “vảy rồng, mồm giải, mật thú, thân xà”, thoắt hiện, thoắt biến.

Yếu tố kì ảo không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách nhân vật mà còn góp phần tăng thêm sự huyền ảo, kì vĩ cho nhân vật, tạo một niềm tin tuyệt đối về nhân vật Ngọa Vân.

 

Dế chọi

con trai hóa thành dế

con dế biết lấy lòng quan

chỉ vì con dế mà Thành Danh được ban thưởng hậu hĩnh

Nó vừa thể hiện được sự bấp bênh của số phận những người dân lao động nghèo, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Số phận, sự sống chết, nghèo hèn hay giàu sang của người dân thấp cổ bé họng hoàn toàn phụ thuộc vào niềm vui hay sự phật ý thất thường của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tuyên Đức. Những tình huống may rủi mà Thành Danh từng gặp trong tác phẩm làm cho câu chuyện tăng phần hấp dẫn nhưng về nội dung lại khiến người đọc phải suy nghĩ về cuộc sống con người trong xã hội đương thời.

 

Câu 2: Vì sao trong truyện truyền kì (như Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi,...) luôn cần đến yếu tố kì ảo?

Bài làm rút gọn:

Vì nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. Nó cũng làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm, là tiếng nói bênh vực con người, là minh chứng cho đạo lý ở hiền gặp lành của nhân gian. Chi tiết kì ảo làm cho người đọc nghĩ về một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Các chi tiết kì ảo cũng tăng thêm tính chất bi thương cho câu chuyện.

 

Câu 3: Có những điểm khác biệt nào trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này?

Bài làm rút gọn:

Những điểm khác biệt nào trong cách đọc hiểu một truyện có

- Yếu tố kì ảo: 

  • Có thể mang lại những thông điệp sâu sắc về tình cảm, sự sống còn, và giá trị của sự kỳ bí trong cuộc sống.
  • Nhân vật thường có khả năng siêu nhiên, và các sự kiện thường là những điều kỳ diệu, phép thuật, hoặc những sự kiện không thể giải thích bằng logic thường ngày.

- Yếu tố kì ảo: 

  • Thường nhắm đến việc phản ánh và thảo luận về các vấn đề xã hội, tâm lý, hoặc những khía cạnh khác của cuộc sống thực.
  • Nhân vật và sự kiện thường phản ánh cuộc sống thực, với tính cách, đặc điểm và sự phát triển tương đối hiện thực và hợp lý.

 

Câu 4: Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh hoạ.

Bài làm rút gọn:

Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp :

- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Tục ngữ có câu: "Lá lành đùm lá rách"

- Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật có điều chỉnh thích hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Lan bảo ngày mai bạn ấy không đến được.

 

Câu 5: Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng một truyện kể đã đọc là gì?

Bài làm rút gọn:

Theo em, khả năng đưa thêm yếu tố mới, ý tưởng sáng tạo vào câu chuyện để làm cho nó trở nên độc đáo và khác biệt. 

 

Câu 6: Nêu một số điểm cần ghi nhớ khi kể lại một câu chuyện mô phỏng lại truyện đã đọc.

Bài làm rút gọn:

- Hiểu sâu, hiểu đúng về tác phẩm đã có

- Biến đổi nhân vật, tình tiết, và diễn biến theo cách của riêng.

- Có thể thay đổi cốt truyện để làm cho nó phù hợp với cái nhìn hoặc thông điệp riêng.

- Cố gắng giữ nguyên tinh thần hoặc thông điệp cơ bản của câu chuyện gốc. 

 

Câu 7: Viết một đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học

Bài làm rút gọn:

Gợi ý:

- Giới thiệu văn bản đã học

- Nêu bài học mà em rút ra, em cảm thấy đáng để học hỏi

- Nêu cảm nhận bản thân khi em học được bài học đó

- Tổng kết