Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Slide điện tử bài 1: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 1. THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 

Câu 1: Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu?

Bài làm rút gọn:

Phương diện

Mùa xuân của thiên nhiên

Hình ảnh

Mở đầu là không gian mùa xuân với bầu trời cao rộng và của dòng sông mênh mang tạo nên  một không gian trữ tình nên thơ. Không những thế hình ảnh "Một bông hoa tím biếc" tạo nên nét chấm phá, thu hút ánh nhìn của con người, trước khung cảnh thiên nhiên rộng mở.

Màu sắc

Những sắc màu thật tươi tắn màu tím biếc của bông hoa, màu xanh của dòng sông, màu trắng tinh khôi của những giọt sương long lanh. Đó là những sắc màu tràn đầy sức sống của mùa xuân tươi đẹp.

Âm thanh

Tiếng chim hót thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền chiện như phá tan khoảng không gian yên tĩnh ấy. Tiếng chim ấy được tác giả sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác ví thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền chiện hóa thành " giọt long lanh". Đây không chỉ là giọt âm thanh mà còn là giọt sương, giọt mưa xuân đang rơi dịu nhẹ.

 

Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tác giả sử dụng hình tượng rắt có ý nghĩa "lộc" trên lưng người ra đồng và "lộc" trên lưng người ra trận. Qua đó thể hiện hai nhiệm vụ quan trọng nhất lúc bấy giờ nước chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở tiền tuyến và sản xuất xây dựng đất nước ở hậu phương.

+ Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng

+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước

+ Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước

+ So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước

=> Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả

 

Câu 2: Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng.

Bài làm rút gọn:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5:

 - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: Ta làm

=> Tác dụng: Thể hiện mong ước và khát vọng của tác giả muốn dâng hiến một phần tốt đẹp nào đó của mình cho đời và tác giả muốn hòa nhập cùng với thiên nhiên tạo nên một bức tranh đầy màu sắc.

- Biện pháp điệp cấu trúc: “Ta làm”, “Ta nhập”

=> Tác dụng: thể hiện khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng, mong muốn được cống hiến.

- Hình ảnh ẩn dụ: “mùa xuân nho nhỏ”: Là hình ảnh ẩn dụ, gắn liền với quan niệm sống và cống hiến cho cộng đồng. 

=> Tác dụng: Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn đóng góp những gì nhỏ bé nhưng tốt đẹp nhất vào mùa xuân của đất nước.

- Phép điệp “dù là”: Phép điệp “dù là” kết hợp với biện pháp hoán dụ “tuổi hai mươi” (chỉ tuổi trẻ) - “khi tóc bạc” (chỉ tuổi già) 

=> Tác dụng: khẳng định ước nguyện cống hiến suốt cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.

 

Câu 3. Xác định bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Bài làm rút gọn:

- Bố cục: Gồm 4 phần:

+ Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

+ Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

+ Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước.

+ Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

- Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

- Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương và nguyện vọng cống hiến hết mình cho đất nước, quê hương của tác giả. Cùng với đó là niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.

 

Câu 4: Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Bài làm rút gọn:

Ý nghĩa nhan đề bài thơ :

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.

+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.

 

Câu 5: Chủ đề bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ đã giúp em xác định chủ đề.

Bài làm rút gọn:

Điều đó thể hiện qua nội dung của bài, ta thấy, bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến, gắn bó và mong muốn cống hiến của nhà thơ với cuộc đời, đất nước.