Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
Slide điện tử bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4.
TRUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi: Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp (như sống chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha,...) của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.
Bài làm rút gọn:
- Nhân vật Mị Châu trong tác phẩm Mị Châu - Trọng Thủy
- Nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?
Bài làm rút gọn:
- Đoạn thơ là lời kể của người kể chuyện bởi trong đoạn có hô “vợ”, chồng” - là ngôi thứ 3.
Câu 2: Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?
Bài làm rút gọn:
- Thúc Ngư không muốn học trong sách vở mà muốn học trong cuộc sống, chàng muốn đi đánh cá, muốn nhìn thấy vật thật hơn là chữ nghĩa.
- Cha Thúc Ngư lại muốn học con chữ, học làm người.
Câu 3: Lưu ý yếu tố kì ảo và tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn 3.
Bài làm rút gọn:
- Trên bàn ăn toàn đồ sống, cá, rồng đang bơi nhảy
- Cầm đũa lên thì đều là vật chín,
- Ngọa Vân đã "giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng “Biến! 'Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…
- hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển, với “vảy rồng, mồm giải, mật thú, thân xà”, thoắt hiện, thoắt biến
Câu 4: Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người thế nào?
Bài làm rút gọn:
Ngoạ Vân có đức hi sinh, tính đảm đang gánh vác của người vợ, người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống. Tiếng khóc của Ngọa Vân, "một điểm rãi” gửi lại cho chồng trước lúc hoá rồng bay về phương tây bắc cũng thể hiện tình ân nghĩa sâu nặng của Ngọa Vân, của người vợ hiền thảo, thuỷ chung trong cuộc đời. Nhân vật Ngọa Vân mang bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa nay.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.
Bài làm rút gọn:
1. Tóm tắt:
Vợ chồng người thuyền chài ở biển Đông, nghèo khó, sinh được đứa con trai là Thúc Ngư. Khi Thúc Ngư 15 tuổi, cha muốn con học, nhưng Thúc Ngư phản đối vì không thấy sách có "cá". Sau đó, Thúc Ngư không đi học, đi lang thang và từ chối làm việc. Một ngày, cha hỏi Thúc Ngư về cuộc sống của con. Thúc Ngư nói muốn tìm vợ để cùng nhau kiếm tiền. Cha mẹ thương con, không ép buộc. Sau vài năm, Thúc Ngư gặp Ngọa Vân, con gái của ông lão có sức mạnh siêu nhiên. Hai vợ chồng ông chài cùng Ngọa Vân sống hạnh phúc. Một ngày biển xôn xao, Ngọa Vân biến thành con cá khổng lồ, chặn sóng cản trở gia đình ông chài. Sau khi giúp gia đình an toàn, Ngọa Vân tiễn biệt Thúc Ngư, giải thích là không thể cùng nhau sống vì sự ràng buộc của vị thần. Ngọa Vân hóa thành rồng bay đi.
2. Các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp:
- Thời gian từ khi Thúc Ngư còn bé đến khi lấy vợ, từ khi vợ chồng thuyền chài mới 60 đến khi đã già. Như vậy là theo mạch tăng tiến của thời gian.
- Không gian, bối cảnh của câu chuyện rất đa dạng, từ nhà đến biển, từ biển về bờ. Bối cảnh rất rộng câu chuyện từ đó cũng như được mở rộng theo.
Câu 2. Em đồng tình hay không đồng tình với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.
Bài làm rút gọn:
Em không đồng tình bởi việc học có thể khiến tương lai tốt hơn. Hơn nữa học tập mở rộng tầm hiểu biết về văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác. Điều này giúp tạo ra cái nhìn toàn diện hơn về thế giới và thúc đẩy sự hiểu biết và sự nhạy bén trong tư duy, chứ không chỉ để đánh bắt cá.
Câu 3: Phân tích tính cách nhân vật Ngọa Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Bài làm rút gọn:
Tác giả đã vẽ nên trước mắt chúng ta một nàng hải tiên hiền thảo, hết lòng vì chồng và gia đình chồng, dẫu phải hi sinh cả mạng sống của mình cũng không hề từ nan. Lời nàng dặn dò hai kình ngư khi nhờ họ đưa cha mẹ chồng về nhà thể hiện sự quan tâm lo lắng chân thành của một nàng dâu đối với cha mẹ chồng, hành động quên thân mình bảo vệ cả gia đình chồng khỏi trận hồng thủy là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng hiếu thuận của người con dâu, tấm lòng vị tha trong sáng. Lời hát cuối truyện khi từ tạ chất chứa bao tình cảm xót xa và nhớ nhung vì xa cách. Mỗi chi tiết đều được xây dựng khéo léo thể hiện sinh động phẩm chất của Ngọa Vân. Có thể thấy, Ngoạ Vân là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống hiền dịu và đảm đang.
Câu 4: Nêu một số chỉ tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản.
Bài làm rút gọn:
Một số cho tiết kì ảo:
- Trên bàn ăn toàn đồ sống, cá, rồng đang bơi nhảy, cầm đũa lên thì đều là vật chín
- Ngọa Vân đã "giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng “Biến! 'Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…
- Hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển, với “vảy rồng, mồm giải, mật thú, thân xà”, thoắt hiện, thoắt biến.
=> Tác dụng: Yếu tố kì ảo không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách nhân vật mà còn góp phần tăng thêm sự huyền ảo, kì vĩ cho nhân vật, tạo một niềm tin tuyệt đối về nhân vật Ngọa Vân.
Câu 5: Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:
a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại / độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?
b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản.
Bài làm rút gọn:
a.
- Lời thơ ở đoạn 1 là biểu cảm. Dấu hiệu: Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ. Cảm xúc dồn nén, nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại”. Bởi vậy nên lời thơ mang phương thức biểu cảm.
- Lời hát ở đoạn 4 là độc thoại nội tâm. Dấu hiệu: đây là lời bộc bạch, tiếc nuối của Ngoạ Vân mà không có nhân vật nào tham gia cùng.
b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản:
- Làm cho nội dung của văn bản trở nên hay hơn.
- Khiến nội dung văn bản trở nên hấp dẫn người đọc.
- Việc sử dụng lời thơ, lời hát sẽ làm cho nội dung của văn bản sinh động hơn bởi nó là phương thức truyền tải cảm xúc mãnh liệt nhất với độc giả.
Câu 6: Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?
Bài làm rút gọn:
Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì bởi có bao yếu tố li kì rất hấp dẫn và thú vị. Nó là chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật là người phụ nữ (Ngoạ Vân) đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Câu 7: Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?
Bài làm rút gọn:
Đoạn lời bàn của Sơn Nam Thúc giúp em hiểu sâu hơn về nhân vật nữ chính trong truyện "Truyện lạ nhà thuyền chài".
- Thuật ngữ "Duyên giải cấu" có thể được hiểu là sự gặp gỡ và kết hợp với người chồng một cách không lường trước được. Trong truyện, nàng hải tiên từ đảo ấp lại trở thành dâu nhà thuyền chài, tạo nên một câu chuyện đầy bất ngờ.
- Sơn Nam Thúc nhấn mạnh rằng việc một nàng hải tiên làm dâu nhà thuyền chài là một điều lạ và không hợp lý. Điều này đặt ra vấn đề về sự chấp nhận và gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới.
- Mặc dù bắt đầu từ một vị trí không phù hợp, nhưng nhân vật chính đã bằng lòng làm việc, chăm chỉ đuổi cá ngon và trong chỉ bốn năm đã trở nên giàu có. Điều này nhấn mạnh sự chủ động và nỗ lực của người phụ nữ.