Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh)

Slide điện tử bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3. NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH

VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? Theo em, để một khu rừng trở thành danh lam thắng cảnh thì cần có những yếu tố nào?

Bài làm rút gọn:

- Danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp núi sông, rừng biển do thiên nhiên ban tặng hoặc do con người góp phần tô điểm thêm.

- Để một khu rừng trở thành danh lam thắng cảnh cần có những yếu tố như: sự đa dạng về các loài động, thực vật, có hệ sinh thái đặc sắc, có nhiều di tích lịch sử giàu giá trị thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa….

 

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Mục đích của đoạn văn này là gì?

Bài làm rút gọn:

Đoạn văn với mục đích giới thiệu rừng Cúc Phương.. 

 

Câu 2: Tóm tắt nội dung của đoạn văn này.

Bài làm rút gọn:

Văn bản đã tóm tắt: Rừng núi Cúc Phương có nhiều hang động đẹp, có nơi còn lưu giữ di tích khảo cổ quý giá, là chìa khoá để tìm hiểu về lịch sử. Ở động Người Xưa và hang Con Moong, chứng minh sự sống còn của con người từ 7,000 - 12,000 năm trước.

 

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Các đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh được thể hiện như thế nào trong văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương?

Bài làm rút gọn:

Các đặc điểm được thể hiện gồm:

+ Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh

+ Giới thiệu cụ thể về quần thể động thực vật, cảnh quan thiên nhiên và nêu ý nghĩa xã hội, lịch sử, văn hoá của thắng cảnh

+ Nêu nhận xét và tình cảm chủ quan của người viết

+ Phương pháp: có lời giới thiệu xen miêu tả, biểu cảm, bình luận

 

Câu 2. Văn bản đã trình bày (những) thông tin cơ bản nào? Nhan đề Vườn Quốc gia Cúc Phương đã làm nổi bật và khái quát được nội dung của toàn văn bản chưa? Vì sao?

Bài làm rút gọn:

- Văn bản đã trình bày

+ Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh: vị trí địa lý, diện tích, năm thành lập,..

+ Giới thiệu cụ thể về quần thể động thực vật, cảnh quan thiên nhiên và nêu ý nghĩa xã hội, lịch sử, văn hoá của thắng cảnh

+ Nêu nhận xét và tình cảm chủ quan của người viết

- Nhan đề văn bản đã làm nổi bật và khái quát được nội dung của toàn văn bản. Vì nhan đề nói một cách khái quát về toàn bộ những yếu tố liên quan đến yếu tố chính của văn bản, không nói riêng lẻ về 1 yếu tố nào.

 

Câu 3: Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Vườn Quốc gia Cúc Phương có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng ... dệt nên tấm thảm hoa đủ màu hay tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo”. Cách trình bày ấy có vai trò như thế nào đối với việc thực hiện mục đích của văn bản?

Bài làm rút gọn:

- Cách trình bày thông tin của phần văn bản: đi từ bao quát đến cụ thể, rõ ràng và không nhập nhằng các thông tin với nhau. 

- Cách trình bày ấy có vai trò đối với việc thực hiện mục đích của văn bản. Tác giả trình bày như vậy để người đọc, người nghe có thể dễ theo dõi và nắm rõ thông tin về từng yếu tố một, lần lượt từ yếu tố này đến yếu tố kia mà không bị bỏ sót thông tin nào.

 

Câu 4: Tìm một số yếu tố miêu tả trong văn bản. Việc sử dụng yếu tố miêu tả có ảnh hưởng đến mục đích cung cấp thông tin chính xác về thắng cảnh không? Vì sao? 

Bài làm rút gọn:

Một số yếu tố miêu tả trong văn bản:

+ Trong cái nắng xen lẫn sắc đó của mùa khô, rừng cây vẫn thắm xanh, xoa dịu bao mệt mỏi bụi đường của du khách. 

+ Thế giới côn trùng ở Cúc Phương cũng muôn hình muôn vẻ. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại, tưng bừng lấp lánh với những cánh bướm dập dìu. Bướm ở đây nhiều vô kể và rất nhiều chủng loại, dệt nên tấm thảm hoa đủ màu hay tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo.

+ Nếu đến Cúc Phương vào buổi chiều, du khách sẽ chứng kiến cảnh rừng núi lung linh huyền hoặc đến say lòng. Thế nhung, khi bóng chiều lướt qua, trời tối nhanh đến mức tưởng như chỉ vừa chớp mắt. Không gian toàn một màu đen bao phủ, tiếng chim hót thưa dân rồi được thay bằng vô khối âm thanh, hình ảnh quen, lạ, chứa đầy âm hưởng núi rừng như tiếng lá xào xạc, hay ánh sáng lấp ló của từng đôi, từng bầy đom đóm tựa như những người thợ đèn chuyên cần đi gác phiên đêm...

+ Buổi mai thức dậy, mặt trời bừng sáng, Cúc Phương thay áo mới! Từng đàn bướm nhỏ dạn dĩ quấn quýt bước chân du khách. Bướm vàng, bướm trắng, rồi muôn loài bướm, muôn sắc màu cứ dập dìu dẫn lối người đi. Rừng đánh thức đôi tai du khách bằng tiếng ríu ran từ vòm lá để rồi người như muốn quên đi lối về mà đắm mình trong mật ngọt thuần khiết của Cúc Phương.

=> Việc sử dụng yếu tố miêu tả không làm ảnh hưởng đến mục đích cung cấp thông tin chính xác về thắng cảnh. Bởi yếu tố miêu tả được sử dụng một cách chính xác và đầy đủ, nó sẽ giúp cung cấp thông tin chính xác về thắng cảnh. Điều này bao gồm việc mô tả đặc điểm tự nhiên, đa dạng sinh quyển, và các điểm đặc biệt của vườn quốc gia Cúc Phương.

 

Câu 5: Khi giới thiệu về quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương, các tác giả đề cập chỉ tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng của vườn. Nhận xét về vai trò của chỉ tiết ấy trong toàn văn bản. 

Bài làm rút gọn:

Khi giới thiệu về quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương, các tác giả đề cập chỉ tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng của vườn. Chi tiết ấy khiến cho địa điểm vườn quốc gia này trở nên đặc biệt hơn bởi “ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại ở nơi nào khác trên thế giới, đó là loài voọc mông trắng (hay còn được gọi là voọc quần đùi trắng) - một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương.” Đối với toàn bộ văn bản, chi tiết ấy giúp quảng bá nhiều hơn với công chúng bởi yếu tố độc và lạ từ chi tiết loài voọc mông trắng: “Du ngoạn trong rừng, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bất chợt gặp một con voọc mông trắng đang gọi đàn với vẻ ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu.”

 

Câu 6: Thiết kế một poster hoặc infographic để giới thiệu về vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Cúc Phương. 

Bài làm rút gọn:

Dưới đây là một mô tả ý tưởng cho việc thiết kế một poster hoặc infographic giới thiệu về vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Cúc Phương:

Tiêu đề: "Khám Phá Vẻ Đẹp Tự Nhiên tại Vườn Quốc gia Cúc Phương"

- Ảnh chính: Chọn một hình ảnh đẹp và đại diện cho Vườn Quốc gia Cúc Phương, có thể là cảnh đẹp tự nhiên, hoặc một hình ảnh về động vật hoặc thực vật nổi bật trong vườn.

- Phần giới thiệu: Mô tả ngắn về vườn quốc gia, vị trí, và sự đa dạng sinh học của khu vực.

- Quần thể động, thực vật: Tạo một phần tách biệt để giới thiệu về đa dạng của quần thể động và thực vật trong vườn. Sử dụng biểu đồ hoặc hình ảnh nhỏ để đại diện cho loài động, thực vật.

- Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá

- Thông tin liên hệ: Đưa ra thông tin liên hệ để người xem có thể tìm hiểu thêm hoặc đặt lịch trước nếu cần.

Lưu ý:

+ Sử dụng màu sắc tự nhiên và hòa quyện để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

+ Bố cục phải sắp xếp hợp lý, dễ đọc và hiểu.

+ Chọn font chữ phù hợp với không gian và chủ đề tự nhiên.

+ Mục tiêu là tạo ra một thiết kế hấp dẫn và thông tin để khám phá vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Cúc Phương.