Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)
Slide điện tử bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH
NGỌ MÔN
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi: Em muốn biết những thông tin gì khi đọc văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử?
Bài làm rút gọn:
Em muốn biết:
+ Nguồn gốc và lý do xây dựng di tích lịch sử.
+ Thông tin về kiến trúc, cấu trúc, và thiết kế của di tích
+ Các sự kiện quan trọng liên quan đến di tích.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Xác định cách trình bày thông tin của đoạn văn này.
Bài làm rút gọn:
Cách trình bày thông tin của đoạn văn là miêu tả từ khái quát đến cụ thể, mô tả chi tiết và sử dụng các thuật ngữ kiến trúc để miêu tả cụ thể về nền đài.
Câu 2: Theo tác giả bài viết, tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ đâu?
Bài làm rút gọn:
Theo tác giả, tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ cấu trúc của đình.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Văn bản Ngọ Môn thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử? Dựa vào đâu mà em có thể xác định như vậy?
Bài làm rút gọn:
- Văn bản Ngọ Môn cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, không đan xen các yếu tố tưởng tượng hay thêm bớt, nói quá.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản này cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự, không trình bày dài dòng, mơ hồ hay sử dụng các từ ngữ, nội dung trừu tượng trong thể loại này.
Câu 2. Tìm phần văn bản thể hiện cách trình bày thông tin theo đối tượng phân loại. Cho biết căn cứ xác định và tác dụng của cách trình bày ấy đối với toàn bộ văn bản.
Bài làm rút gọn:
- Đối tượng phân loại:
+ Về mặt kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống… vừa tránh được mưa gió tạt vào trong lòng lầu…”
+ Việc trang trí Ngọ Môn rất được coi trọng… thanh thoát, đẹp mắt, có tính mỹ thuật cao
- Căn cứ xác định: tác giả chia làm 2 phần chính, gạch ý và được in đậm:
- Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn
+ Nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn
+ Tác dụng của cách trình bày ấy: làm cho bố cục trở nên rõ ràng, chi tiết, người đọc dễ hình dung và tiếp thu nội dung văn bản
Câu 3: Nêu (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc cung cấp thông tin về di tích Ngọ Môn.
Bài làm rút gọn:
- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Hình ảnh
- Vai trò:
+ giúp cụ thể hóa những lời giới thiệu trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
+ giúp người đọc hình dung ra hình dáng của Ngọ Môn, nhìn tận mắt đền đài lầu Ngũ Phụng
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản.
Bài làm rút gọn:
Nhan đề bao quát toàn bộ những nội dung có trong văn bản.
+ Giới thiệu về Ngọ Môn, đặc điểm kiến trúc và những nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn
+ Nhan đề tiết lộ kiểu văn bản (giới thiệu, thuyết minh), đề tài về Ngọ Môn và nội dung văn bản chắc chắn sẽ có chi tiết ấy
+ Phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh) có hình ảnh Ngọ Môn và kiến trúc của Ngọ Môn.
Câu 5: Em có nhận xét gì về vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngũ Phụng trong văn bản?
Bài làm rút gọn:
Trong văn bản "Ngọ Môn" khi nhắc đến hai phần chính là đài - cổng và lầu Ngũ Phụng, thông tin chi tiết liên quan đến hai phần này được sử dụng để phản ánh và phát triển ý về Ngọ Môn. Vậy nên những thông tin chi tiết liên quan đến hai phần này chính là phân tích chi tiết về Ngọ Môn.