Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi)

Slide điện tử bài 9: Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 Chân trời sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 9. NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG

VĂN BẢN. CÁI BÓNG TRÊN TƯỜNG

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Nêu một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang đặc điểm của thể loại bi kịch.

Bài làm rút gọn:

Văn bản đã cho thấy sự xung đột dữ dội. Người chồng ít học không rõ căn nguyên người chồng đã nghi ngờ và kết tội cho vợ là ngoại tình và người vợ đã chết để bảo vệ danh dự của mình. Người chồng hối lỗi không kịp và một đời mang nỗi hận. Nhưng sau chính người phụ trung thuỷ, đảm đang lại phải vĩnh biệt nhân thế, không được đoàn tụ cùng con trai.

Câu 2. Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch của văn bản.

Bài làm rút gọn:

Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Trương Sinh đêm ru con đi ngủ đã phát hiện ra sự thật, bèn làm cỗ cúng Vũ Nương. Vũ Nương chăng chối biến mất.

- Xung đột: Khi Trương Sinh về, nghe theo lời nói non trẻ của đứa con mà nghi ngờ vợ mình thất tiết, đuổi đánh vợ ra khỏi nhà. nhằm lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, xã hội phong kiến bất công, "trọng nam khinh nữ".

Câu 3: Phân tích thái độ, cách ứng xử của nhân vật người chồng và nhân vật người vợ trong văn bản. Giải thích nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi thái độ, cách ứng xử của người chồng đối với vợ mình ở cuối văn bản.

Bài làm rút gọn:

- Người chồng: vô tâm, không tìm hiểu kĩ, phân biệt đúng sai đuổi vợ ra khỏi nhà..

- Người vợ: hiền hậu, thuỷ chung, có tấm lòng nhân hậu, tha thứ cho chồng.

=> Chồng thay đổi thái độ với vợ vì biết người sai là mình, hiểu được nguyên nhân câu chuyện và chính mình là người gián tiếp hại vợ mình.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “cái bóng trên tường” trong nhan đề và trong các lời thoại dưới đây:

Bóng người vợ - Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn lên thì sẽ thấy em. Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em (biến đi).

Người chồng - (tỉnh dậy) Em ơi, chẳng phải riêng một mình anh mà từ nay, hễ có ai thắp đèn buổi tối, trông lên cái bóng trên tường thì sẽ nhìn thấy em.

Bài làm rút gọn:

Hình ảnh “cái bóng trên tường” là một hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi cảm, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Nó gợi cảm giác u ám, ám ảnh, day dứt, không thể nào quên, đồng thời thể hiện nỗi buồn, sự bất lực trước thực tế phũ phàng. “Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn lên thì sẽ thấy em. Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em” cho thấy người vợ sẽ luôn bên cạnh người chồng, nhưng chỉ là cái bóng.

Câu 5: Chỉ ra sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản trên đây so với Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, xem Bài 4). Theo em, vì sao có sự khác biệt như vậy?

Bài làm rút gọn:

- Cốt truyện: Cốt truyện có sự thay đổi, ít yếu tố li kì, kì ảo hơn và tập trung sâu hơn vào nội tâm nhân vật chính

- Nhân vật: Hệ thống nhân vật được rút gọn, làm nổi bật 2 nhân vật chính

=> Có sự khác biệt bởi 2 thể loại là khác nhau. Kịch sẽ tập trung làm rõ nội tâm nhân vật hơn, bi kịch nhân vật hơn là tình huống truyện.

Câu 6: Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả vở kịch muốn gửi đến người xem, người đọc.

Bài làm rút gọn:

Chủ đề: tình yêu gia đình

Thông điệp: Hãy trân trọng, tin tưởng những người xung quanh mình. Hãy sáng suốt nhìn nhận vấn đề và đừng mù quáng, gây ra hối hận về sau