Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. G. Mác-két)
Slide điện tử bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. G. Mác-két). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 Chân trời sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6. NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu 1: Em hãy tìm hiểu về hiểm hoạ vũ khí hạt nhân và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Bài làm rút gọn:
Gợi ý:
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc phản ứng hợp hạch gây ra.
Vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản
Câu 2: Theo em, việc duy trì hoà bình có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân và với nhân loại?
Bài làm rút gọn:
- Cá nhân: con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn, có sự nghiệp và phát triển bản thân.
- Với toàn nhân loại: thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn. Mỗi đất nước yên ổn để có thể phát triển mọi mặt mà không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Xác định bằng chứng khách quan trong đoạn này.
Bài làm rút gọn:
- Bằng chứng khách quan: là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện…
- Bằng chứng khách quan trong đoạn:
+ Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề
cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới.
+ Nhưng tất cả tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la.
+ Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7 000 tên lửa vượt đại châu.
Câu 2: Những số liệu về thời gian trong đoạn này gợi ý nghĩa gì?
Bài làm rút gọn:
Nhấn mạnh sự trôi chậm, cảm giác rất lâu, rất chậm chạp của thời gian.
Câu 3: Giải pháp được đề xuất trong đoạn văn này hướng đến những đối tượng nào?
Bài làm rút gọn:
- Nhân loại tương lai
- Thủ phạm của chiến tranh hạt nhân
- Chúng ta - những người sống hiện tại
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Luận đề của văn bản trên là gì?
Bài làm rút gọn:
Luận đề: Sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó.
Câu 2: Xác định bố cục và các luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau (làm vào vở):
Bài làm rút gọn:
Bố cục văn bản | Luận điểm |
Phần 1: từ đầu đến vận mệnh thế giới | Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại |
Phần 2: tiếp theo đến xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới | Sức hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân trong mọi lĩnh vực (y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,...) |
Phần 3: tiếp theo đến điểm xuất phát của nó | Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí. |
Phần 4: còn lại | Chúng ta có trách nhiệm đem tiếng nói mình chống lại hạt nhân. Lên án những thủ phạm đã gây ra điều đau khổ đó. |
Câu 3: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Bài làm rút gọn:
Câu 4: Em có nhận xét gì về cách tác giả triển khai bằng chứng trong phần 2 của văn bản?
Bài làm rút gọn:
- ngày tháng cụ thể “năm 1981”, “năm 2000”, “14 năm đó”
- số liệu chính xác “500 triệu trẻ em”, “100 máy bay ném bom”, “7000 tên lửa”. (14 triệu trẻ em”...
- cách so sánh hình ảnh “Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới”
=> tất cả gây ấn tượng tính hệ trọng về vấn đề chung.
Câu 5: Tác giả đề xuất giải pháp ở đoạn cuối của văn bản nhằm mục đích gì?
Bài làm rút gọn:
Đưa ra lời cảnh báo đó là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại.
Câu 6: Năng lượng hạt nhân khi không dùng để sản xuất vũ khí huỷ diệt có thể trở thành nguồn năng lượng có ích cho nhân loại. Tìm hiểu những lợi ích của năng lượng hạt nhân và thiết kế sản phẩm sáng tạo để giới thiệu thông tin này trên góc truyền thông của lớp.
Bài làm rút gọn:
Gợi ý:
- Năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng để tạo ra điện năng một cách hiệu quả, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn của xã hội.
- So với nhiều nguồn năng lượng truyền thống, năng lượng hạt nhân ít tạo ra khí nhà kính, giúp giảm tác động tiêu cực đối với biến đổi khí hậu.
- Năng lượng hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng liên tục, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như năng lượng mặt trời hay gió, giúp đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng.
- Sử dụng năng lượng hạt nhân giúp giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ hóa thạch, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Việc phát triển năng lượng hạt nhân đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ, mang lại những tiến bộ cho xã hội.