Slide bài giảng Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Bản sắc dân tộc - cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê – Như Ý)

Slide điện tử bài 6: Bản sắc dân tộc - cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê – Như Ý). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 Chân trời sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6. NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU 

VĂN BẢN. BẢN SẮC DÂN TỘC: CÁI GỐC CỦA MỌI CÔNG DÂN TOÀN CẦU 

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Lí lẽ và bằng chứng nào em ấn tượng nhất? Vì sao?

Bài làm rút gọn:

- Mối quan hệ: 

  • Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.

  • Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

  • Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.

- Em ấn tượng nhất:

+ Lý lẽ: Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng để trở thành công dân toàn cầu.

+ Bằng chứng: Công dân toàn cầu phải hiểu được toàn cầu hoá không loại bỏ bản sắc riêng. Anh làm toàn cầu trở nên phong phú hơn khi anh cũng đưa bản sắc của dân tộc anh vào. Một người công dân toàn cầu thực sự sẽ bổ sung giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình vào nền văn hoá chung toàn cầu.” (Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội)

Vì nó: 

  • Khẳng định tầm quan trọng của bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.

  • Nêu rõ trách nhiệm của công dân toàn cầu trong việc lan tỏa bản sắc.

  • Gợi mở hướng đi để gìn giữ và phát huy bản sắc trong bối cảnh mới.

 

Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Một người công dân toàn cầu thực sự sẽ bổ sung giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình vào nền văn hoá chung toàn cầu”. Tìm một vài ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ suy nghĩ của em.

Bài làm rút gọn:

Em đồng ý bởi:

- Tính đa dạng: Toàn cầu hóa cần sự đa dạng văn hóa để tạo nên một thế giới phong phú và thú vị.

- Bản sắc riêng: Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc riêng.

- Sự lan tỏa: Chia sẻ văn hóa truyền thống là cách để giới thiệu đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

- Góp phần chung: Văn hóa truyền thống Việt Nam có nhiều giá trị nhân văn cao đẹp, có thể đóng góp tích cực cho cộng đồng toàn cầu.

Ví dụ:

- Ẩm thực: Phở, bánh mì, bún chả,... được bạn bè quốc tế yêu thích và trở thành món ăn nổi tiếng toàn cầu.

- Nghệ thuật: Áo dài, múa rối nước, tuồng,... được trình diễn tại các quốc gia khác, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam.

- Phong tục tập quán: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu,... được nhiều người Việt Nam ở nước ngoài gìn giữ và chia sẻ với cộng đồng sở tại.

Câu 3: Tìm hiểu và giới thiệu với các bạn một nét đẹp văn hoá đặc trưng của

Việt Nam.

Bài làm rút gọn:

Gợi ý:

Áo dài là một trang phục truyền thống của Việt Nam, được yêu thích bởi vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng và đậm đà bản sắc dân tộc. Áo dài được mặc trong nhiều dịp quan trọng như lễ Tết, cưới hỏi, hội hè, hay trong các hoạt động ngoại giao.