Slide bài giảng ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Người ở bến sông Châu
Slide điện tử bài 6: Người ở bến sông Châu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Trả lời:
- Phần 1: chú San đi lấy vợ, dì Mây đi bồ đội trở về
- Phần 2: Tâm trạng buồn bã, thơ thẩn đến não lòng của dì Mây
- Phần 3: dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng
- Phần 4: Số phận con người hẩm hiu, đầy đau thương do hậu quả chiến tranh để lại.
=> Cách xây dựng cốt truyện của tác giả đặc sắc: cụ thể hóa những sự kiện, biến cố, hành động trong truyện giúp cho người đọc có những cái nhìn trầm lặng, sâu lắng về chủ đề chiến tranh thông qua nhân vật dì Mây.
Câu 2: Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm đó với các nhân vật khác trong truyện.
Trả lời:
- Nhân vật trung tâm: Dì Mây
- Mối quan hệ giữa Mai với các nhân vật khác trong truyện:
Câu 3: Phân tích tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.
Trả lời:
- Dì Mây là người dũng cảm, gan dạ, dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng
- Dì Mây có mối tình đằm thắm, trong sáng với chú San, tuy nhiên lại rơi vào nghịch cảnh éo le
- Dì Mây có lòng nhân hậu vị tha, thương người
=> Cuộc đời của dì thật đau xót, đầy éo le. Cuộc chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của cô trở về sau chiến tranh.
Câu 4: Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Trả lời:
Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:
- Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.
- Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....
- Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học….như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.
- Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp
- Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.
- Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.
=> Làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San.
Câu 5: Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Trả lời:
- Không gian: trên bến sông Châu, ở nhà dì Mây, ở nhà chú San.
- Thời gian: khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ.
- Ý nghĩa của những hình ảnh: gắn liền với tình yêu của dì Mây và chú San, đồng thời nó hiện lên sự thật nghiệt ngã về chiến tranh đầy tan tác, đau thương.
Câu 6: Nhận xét điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện trong văn bản.
Trả lời:
- Người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện và đưa ra cách nhìn nhận các nhân vật khác từ điểm nhìn của mình
- Người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của chính họ.
- Có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, mở rộng tầm khái quát hiện thực của truyện ngắn.
Câu 7: Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng).
Gợi ý:
- Vấn đề: sự nghiệt ngã về cuộc chiến tranh để lại thông qua hình ảnh người phụ nữ.
- Đó là một người phụ nữ rất đẹp, rất sắc sảo thông minh, đầy lòng nhân hậu vị tha...
- Nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của người phụ nữ trở về sau chiến tranh.
- Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy.
- Đành rằng hiện thực chiến tranh còn bi thảm hơn thế, nhưng những gì từ trước mà thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được đều mang vẻ bi tráng hào hùng