Slide bài giảng ngữ văn 10 cánh diều bài 4: Lễ hội Đền Hùng

Slide điện tử bài 4: Lễ hội Đền Hùng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phần in đậm (sa-pô) cho biết những thông tin gì?

Trả lời:

Cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm của lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019.

Câu 2: Hình ảnh này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Đem lại sự thu hút cho người đọc về các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn được tổ chức trong lễ khai mạc.

Câu 3: Nội dung chính của lễ hội là gì?

Trả lời:

- Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của vùng Đất Tổ

- Ca ngợi công đức của các vua Hùng

- Giới thiệu và quảng bá di sản văn hóa của vùng Đất Tổ thiêng liêng.

Câu 4: Chú ý thái độ của người viết.

Trả lời:

Thái độ: nghiêm túc, trang nhã, đầy khách quan.

Câu 5: Các con số 12.4, 13.4, 14.4 cho biết thông tin gì?

Trả lời:

Thông tin về thời gian, giai đoạn của lễ hội Đền Hùng.

Câu 6: Văn hóa lễ hội thể hiện qua lễ hội "5 không" như thế nào?

Trả lời:

- Không để xảy ra ùn tắc giao thông.

- Không để xảy ra tình trạng trục lợi trong kinh doanh, dịch vụ.

- Không có người ăn xin.

- Không để mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Không để xảy ra các hành vi mang tính phản cảm như: vứt rác bừa bãi, ăn mặc hở hang,...

Câu 7: Sơ đồ hướng dẫn di chuyển cung cấp những thông tin gì?

Trả lời:

Sơ đồ cho biết địa điểm, đường đi, vị trí và hướng di chuyển.

 TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Quan sát hai bản tin (a và b), từ đó nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức trình bày của hai bản tin này

Trả lời:

- Về nội dung: 

+ Giống nhau: đều đề cập đến lễ hội đền Hùng 2019.

+ Khác nhau: Bản tin A đưa ra những thông tin của buổi lễ khai mạc giỗ tổ Hùng Vương còn bản tin B đưa ra những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hùng.

- Về hình thức:

+ Giống nhau: đều được trình bày dưới dạng bản tin.

+ Khác nhau: Bản tin A được trình bày theo kiểu văn xuôi có sa pô, chia nội dung thành các đoạn còn bản tin B được trình bày dưới dạng infographic

Câu 2: Nội dung chính của mỗi bản tin là gì?

Trả lời:

- Bản tin A: đưa ra những thông tin về buổi khai mạc lễ hội giỗ tổ Hùng Vương 2019.

- Bản tin B: đưa ra những chú ý khi chúng ta tham gia lễ hội Đền Hùng 2019.

 Câu 3: Nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.

Trả lời:

- Giúp người đọc tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả

- Giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin để hiểu nội dung văn bản

Câu 4: Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

- Bản tin A: 

+ Cho ta thấy được sự hiểu biết của người viết.

+ Được thể hiện qua các chi tiết khi đưa ra những thông tin có trong lễ khai mạc về giỗ Tổ Hùng Vương

- Bản tin B: 

+ Cho ta thấy được quan điểm, thái độ sống tích cực, tiến bộ, có văn hóa của người viết. 

+ Tác giả đã đưa vào bài viết văn hóa lễ hội Đền Hùng – “lễ hội 5 không”

Câu 5: Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?

Trả lời:

- Ưu điểm: khá ngắn gọn, cung cấp thông tin cho người đọc, kết hợp các phi ngôn ngữ được sử dụng trong 2 bản tin.

- Hạn chế:

+ Bản tin A: vì là bản tin chữ nên chủ yếu là chữ và kèm theo ít hình.

+ Bản tin B: vì là bản tin ảnh nên những thông tin trong bản tin vắn tắt, được thể hiện chủ yếu qua hình ảnh nên có thể sẽ gây khó hiểu dành cho người đọc

Câu 6: Hãy thiết kế một infographic (đồ họa thông tin) giới thiệu một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống.

Gợi ý:

Một số infographic tham khảo:

Hãy thiết kế một infographic (đồ họa thông tin) giới thiệu một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống.

Hãy thiết kế một infographic (đồ họa thông tin) giới thiệu một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống.