Slide bài giảng ngữ văn 10 cánh diều bài 1: Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam)
Slide điện tử bài 1: Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. THẦN TRỤ TRỜI
CHUẨN BỊ
Câu 1: Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.
Gợi ý:
Truyện nữ thần Lúa
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện
Trả lời:
Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình Mặt Trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói; cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.
Câu 2: Thần đã làm những gì?.
Trả lời:
Thần đã dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời; cột đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.
Câu 3: Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?
Trả lời:
- Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo.
- Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng.
Câu 4: Người kể nêu ra các vị thần này có mục đích gì?
Trả lời:
Giải thích cho những hiện tượng tự nhiên.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Nêu các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?
Trả lời:
- Các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm:
+ Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.
+ Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.
+ Thần phân khai trời đất.
- Sự kiện thần phá cột đi, sau người hạ giới gọi nó là cột chống trời có liên quan đến ý nghĩa của nhan đề
Câu 2: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.
Trả lời:
- Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.
- Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.
- Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.
- Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.
- Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.
- Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..
Câu 3: Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?
Trả lời:
* Giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên
* Cách giải thích có điểm giống và khác các truyện đã học ở lớp:
- Giống nhau: cùng có chi tiết kì ảo, hoang đường.
- Khác nhau:
+ Truyện thần thoại: nhằm giải thích, khám phá và chinh phục thế giới.
+ Truyện truyền thuyết: nhằm giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 4: Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.
Gợi ý:
Hình ảnh thần Trụ Trời:
Câu 5: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?
Trả lời:
Theo tưởng tượng của em còn có ông thần Gió, thần Sét, thần Sấm.