Slide bài giảng ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Slide điện tử bài 2: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾNG VIỆT VIẾT

Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Gợi ý:

Dàn ý

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

 

Bài làm

- Giới thiệu về Thơ Nôm Đường luật:

+ Là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. 

+ Ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. 

- Một số bài thơ trung đại sử dụng thể thơ này đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,...

- Đặc điểm Thơ đường luật:

+ Hệ thống các quy tắc rất phức tạp, được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. 

+ Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt,...

+ Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật.

1. Luật bằng trắc

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà,"

2. Niêm

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

"Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú"

3. Vần

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

"Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"

4. Bố cục

Thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. 

- Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.