Slide bài giảng ngữ văn 10 cánh diều bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Slide điện tử bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. LỄ HỘI DÂN GIAN ĐẶC SẮC CỦA DÂN TỘC CHĂM Ở NINH THUẬN

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phần in đậm này có tác dụng gì?

Trả lời:

Nhấn mạnh, tạo sự thu hút, hấp dẫn cho người đọc, tạo thiện cảm cho người đọc.

Câu 2: Phần 1 cung cấp thông tin nào cho người đọc?

Trả lời:

Phần 1 nói về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê của trước đây và ngày nay để từ đó so sánh và làm rõ sự thay đổi, khác biệt.

Câu 3: Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Trả lời:

Đoàn nguời Chăm và Ra-glai mới tổ chúc rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Những người trong ảnh vừa đi vừa múa quạt tưng bừng rộng ràng.

Câu 4: Bức ảnh cho thấy điều gì về phần hội trong lễ hội Ka-tê?

Trả lời:

-Trong thời gian lễ hội, hoa đăng đều được thắp sáng trên mọi ngả đường

- Tất cả những người tham gia lễ hội đều cảm thấy phấn chấn trước khi bước vào một vụ mùa mới

- Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la 

Câu 5: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Trả lời:

- Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình

- Trong ngày lễ hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích

- Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ; hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.

Câu 6: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Trả lời:

- Một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, thể hiện khát vọng cho mùa màng bội thu, ấm no. 

- Người Chăm thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của bản thân mình đến các vị thần linh và gia tiên của họ.

 TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Nhan đề văn bản liên quan như thế nào với đề tài của bài viết này?

Trả lời:

- Nhan đề: lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

- Đề tài: Viết về lễ hội dân gian Việt Nam. 

=> Nhan đề văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với đề tài bởi nó khát quát được đề tài của văn bản.

 Câu 2: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận? 

Trả lời:

- Thời gian diễn ra lễ hội.

- Con người trong lễ hội.

- Đặc điểm của phần lễ và phần hội.

- Ý nghĩa của lễ hội.

 Câu 3: Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

Trả lời:

Làm rõ các chi tiết, thông tin về lễ hội Ka-tê để truyền tải đến người đọc. 

Câu 4: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Trả lời: 

Đều là khoảng thời gian mà mọi người quây quần bên nhau, thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của bản thân mình đến các vị thần linh và gia tiên.

Câu 5: Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh họa?

Gợi ý:

- Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch

- Các hoạt động có trong ngày Tết

- Các nghi lễ trong ngày Tết.

=> Em sẽ sử dụng hình ảnh: ảnh hoạt động ngày Tết, ảnh thờ cúng tổ tiên.