Slide bài giảng Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet

Slide điện tử bài 9 : Giao tiếp an toàn trên Internet . Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA

TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Bài 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS đọc tình huống trong SGK: Mạng Internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại,… Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,…

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và đưa ra cách giải quyết tình huống: Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số
  •  Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi:

  • Bạn có thể chia sẻ ba nguyên tắc quan trọng khi đối mặt với hành vi lừa đảo trực tuyến không? 
  • Ngoài ra, bạn có nhận diện được một số hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian số không

Nội dung ghi nhớ:

a) Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số

- Ba nguyên tắc khi gặp lừa đảo trên không gian số là:

+ Hãy chậm lại!

+ Kiểm tra ngay!

+ Dừng lại, không gửi!

b) Vận dụng vào một số tình huống cụ thể

- Một số dạng lừa đảo là:

+ Lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật: Kẻ lừa đảo thuyết phục rằng thiết bị của nạn nhân gặp sự cố và cần thanh toán ngay để khắc phục (sự cố không hề tồn tại)

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin tốt: Kẻ lừa đảo thông báo nạn nhân trúng thưởng hay nhận phiếu mua hàng nhưng phải trả phí để nhận thưởng. 

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin xấu: Nạn nhân nhận thông báo thanh toán khoản tiền nào đó từ người tự xưng là nhân viên nhà nước. 

+ Lừa đảo qua website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến: Một số đối tượng tạo trang web giả, gửi đường liên kết trang lừa đảo này để hướng dẫn khách hàng mua những món đồ giá rẻ.

Hoạt động 2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số

HS thảo luận tìm hiểu:

  • Bạn có thể mô tả bốn quy tắc cơ bản về hành vi ứng xử không? 
  • Bên cạnh đó, bạn nghĩ rằng có năm điều quan trọng nên thực hiện khi sử dụng mạng xã hội là gì? 
  • Và năm điều nào cần tránh khi tham gia các nền tảng mạng xã hội?

Nội dung ghi nhớ:

- Nội dung của 4 quy tắc ứng xử:

CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓATRONG MÔI TRƯỜNG SỐBài 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET

- 5 điều nên làm khi tham gia mạng xã hội:

+ Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản quy định.

+ Tuyên truyền và tham gia hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, có văn hóa. 

+ Chia sẻ thông tin chính thống, thông tin tích cực. 

+ Quảng bá hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam.

+ Quản lí, bảo mật thông tin cá nhân, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng và người thân khi bị mất quyền kiểm soát.

- 5 điều không nên làm khi tham gia mạng xã hội: 

+ Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật.

+ Sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực. 

+ Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vô văn hóa. 

+ Tung tin giả, sai sự thật hoặc xúc phạm cá nhân, tổ chức. 

+ Quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép. 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn là:

A. giữ an toàn

B. gặp gỡ thường xuyên

C. kiểm tra độ tin cậy

D. đừng chấp nhận

Câu 2: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:

A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm

B. Các từ khóa liên quan đến trang web

C. Địa chỉ của trang web

D. Bản quyền

Câu 3: Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet.

A. Mở thư điện tử do người lạ gửi

B. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt

C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin

D. Vào trang web để tìm bài tập về nhà

Câu 4: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?

A. cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus

B. tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính

C. cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội

D. truy cập vào các liên kết lạ

Câu 5: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết không nên làm những việc nào:

A. Thay đổi mật khẩu hằng ngày.

B. Cài đặt phần mềm diệt virus.

C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...).

D. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...

Đáp án gợi ý:

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nếu bạn nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook giả mạo tên bạn yêu cầu chuyển tiền gấp cho số điện thoại hoặc tài khoản ngân hàng lạ, bạn sẽ áp dụng ba nguyên tắc phòng chống lừa đảo như thế nào để xử lý tình huống này?

Câu 2: Hãy tìm kiếm các từ khóa phù hợp để khám phá thêm các tình huống lừa đảo trong thực tế và vận dụng ba nguyên tắc phòng chống đã học để phòng tránh hiệu quả.