Slide bài giảng Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Slide điện tử Bài 11: Cơ sở dữ liệu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU

KHỞI ĐỘNG

- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Trong bài trước, các em đã tìm hiểu về khái niệm lưu trữ dữ liệu, chủ yếu là việc ghi chép trên giấy. Vậy khi chuyển việc lưu trữ dữ liệu lên máy tính, có những khác biệt và điều gì cần chú ý không? Liệu có phải chỉ đơn giản là chuyển đổi văn bản trên giấy thành các tệp văn bản trên máy tính?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không?

  • Sự cần thiết phải lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định

  • Luyện tập

  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không?

Nêu các yêu cầu chung đối với việc lưu trữ dữ liệu trong mọi bài toán quản lý.

Nội dung gợi ý:

a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu

Yêu cầu chung đối với việc lưu trữ dữ liệu của mọi bài toán quản lí là cần phải tổ chức việc lưu trữ sao cho có thể hạn chế trùng lặp làm dư thừa dữ liệu, khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu. 

b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu

Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với việc xây dựng phát triển phần mềmđảm bảo dễ dàng chia sẻ dễ dàng bảo trí phát triển, đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tính nhất quán dữ liệu

Hoạt động 2: Sự cần thiết phải lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định

Em hãy tóm tắt những thuộc tính cơ bản của cơ sở dữ liệu (CSDL).

Nội dung gợi ý:

- Tính cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bảng gồm các hàng và cột.

- Tính không dư thừa: Hạn chế việc lưu trữ các dữ liệu trùng lặp cũng như dữ liệu dễ dàng có được thông qua việc khai thác thông tin từ dữ liệu đã có. 

- Tính độc lập dữ liệu: Khả năng các mô đun phần mềm ứng dụng không cần cập nhật khi thay đổi cách thức tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu.

- Tính toàn vẹn: Giá trị dữ liệu lưu trữ thỏa mãn những ràng buộc cụ thể tùy thuộc vào thực tế. 

- Tính nhất quán: Dữ liệu đảm bảo đúng đắn sau các thao tác cập nhật dữ liệu, kể cả khi xảy ra sự cố trong quá trình cập nhật. 

- Tính bảo mật và an toàn: Dữ liệu được bảo vệ an toàn, ngăn chặn những truy xuất trái phép, chống được việc sao chép dữ liệu không hợp lệ. 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Câu 1: Mục đích của lưu trữ dữ liệu là gì?

A. Cập nhật dữ liệu

B. Tổ chức dữ liệu

C. Khai thác thông tin

D. Quản lí thông tin

Câu 2:  Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là:

A. Ngôn ngữ lập trình Pascal

B. Ngôn ngữ C

C. Các kí hiệu toán học dùng để thực hiện các tính toán

D. Hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL

Câu 3:  Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu

B. Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL

C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL

D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL

Câu 4:  Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là:

A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin

B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin

C. Ngôn ngữ SQL

D. Ngôn ngữ bậc cao

Câu 5:  Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Nhập, sửa, xóa dữ liệu

B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL

C. Khai thác dữ liệu như: tìm kiếm, sắp xếp, kết xuất báo cáo…

D. Câu A và C

Đáp án gợi ý:

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK trang 57. 

Thư viện là nơi em có thể đến để đọc hoặc mượn sách. Hãy đề xuất những dữ liệu cần được quản lý trong một thư viện.