Slide bài giảng Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình

Slide điện tử Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 26: PHƯƠNG PHÁP LÀM MỊN DẦN TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

KHỞI ĐỘNG

- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Em đã biết thiết kế một số thuật toán và chương trình như tìm kiếm tuần tự, tìm kiếm nhị phân, sắp xếp chèn và sắp xếp nổi bọt.

- GV đặt câu hỏi trong Khởi động tr.118 SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 - 4 HS suy nghĩ và trả lời: 

Những chương trình này có điểm gì chung?

Theo em, để thiết kế một thuật toán đúng giải quyết một bài toán cụ thể, cần trải qua những bước nào? Em xin nêu quan điểm cá nhân và trao đổi với các bạn.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

Tìm hiểu về phương pháp thiết kế làm mịn dần

Tìm hiểu về thiết kế chương trình bằng phương pháp làm mịn dần

Luyện tập

Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp thiết kế làm mịn dần

Kết quả vừa đạt được so với kết quả của bước trước có sự khác biệt như thế nào?

Nội dung gợi ý:

Các bước đơn giản nhất của cách thiết kế trên là bước 3 và 5.

+ Bước 3 được thực hiện bằng 1 lệnh: value = A[i].

+ Bước 5 được thực hiện bằng 1 lệnh: A[j+1] = value.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thiết kế chương trình bằng phương pháp làm mịn dần

Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình phải tuân thủ các quy trình và nguyên tắc sau:

- Chia việc thiết kế thành từng bước và thực hiện lần lượt các bước.

- Mỗi bước lớn có thể được chia thành nhiều bước nhỏ hơn để giải quyết độc lập.

- Tiếp cận bài toán từ tổng quan đến chi tiết, mỗi bước tiếp theo sẽ phải là thiết kế chi tiết hơn bước trước đó. Quá trình như vậy sẽ tiếp tục cho đến khi viết xong toàn bộ các câu lệnh của chương trình giải bài toán đã cho.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Câu 1: Mô tả thuật toán pha trà mời khách

   + B1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi

   + B2: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.

   + B3: Cho trà vào ấm

   + B4: Rót trà ra chén để mời khách.

  A. B1- B3-B4- B2

  B. B1- B3- B2-B4

  C. B2-B4-B1-B3

  D. B3-B4-B1-B2

Câu 2:Hãy cho biết kết quả sau khi thực hiện thuật toán sau:

   Bước 1. Tam←x;

   Bước 2. x←y;

   Bước 3. y← tam;

  A. Giá trị của biến x bằng giá trị của biến y

  B. Hoán đổi giá trị hai biến x và y

  C. Giá trị của biến y bằng giá trị của biến x

  D. Khác

Câu 3:Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?

  A. 2

 B. 3

 C. 4

 D. 5

Câu 4:Thứ tự các bước giải bài toán trên máy tính:

  A. Xác định bài toán → Viết chương trình → Mô tả thuật toán

  B. Xác định bài toán → Mô tả thuật toán → Viết chương trình

  C. Mô tả thuật toán → Xác định bài toán → Viết chương trình

  D. Viết chương trình → Xác định bài toán → Mô tả thuật toán

Câu 4:Hãy xác đinh bài toán sau: "Tìm số lớn nhất trong dãy n số tự nhiên cho trước"?

  A. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số lớn nhất trong dãy n số.

  B. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số.

  C. INPUT: Số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên.

  D. INPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên.

Đáp án gợi ý:

Câu 1: B

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: B 

Câu 5: A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập phần Vận dụng trang 122 SGK.