Slide bài giảng khoa học máy tính 11 kết nối bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet

Slide điện tử Bài 3 :Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: PHẦN MỀM NGUỒN MỞ VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV dẫn dắt, giới thiệu cho HS:

+ Với ngôn ngữ lập trình bậc cao, chương trình được viết dưới dạng văn bản gần với ngôn ngữ tự nhiên. Văn bản này gọi là mã nguồn. Để máy tính có thể chạy được trực tiếp, chương trình được dịch thành dãy lệnh máy gọi là mã máy. Mã máy rất khó đọc hiểu nên việc dịch sang mã máy còn giúp bảo vệ chống đánh cắp ý tưởng hay sửa đổi phần mềm. Phần mềm chuyển giao dưới dạng mã máy thường được gọi là phần mềm nguồn đóng.

+ Vào những năm 1970, trong số trường đại học ở Mỹ đã xuất hiện việc chia sẻ mã nguồn để cùng phát triển phần mềm, dẫn tới sự ra đừi của phần mền nguồn mở - một xu hướng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của công nghệ phần mềm sau này.

GV đặt câu hỏi cho học sinh: Theo bạn, những lợi ích mà cộng đồng có thể nhận được từ việc chia sẻ mã nguồn là gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Phần mềm nguồn mở
  • Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở
  • Phần mềm chạy trên Internet
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phần mềm nguồn mở

GV yêu cầu học sinh thảo luận:

  • Liệt kê các lợi ích mà người dùng có thể nhận được từ từng phương thức chuyển giao phần mềm.
  • Phần mềm nguồn mở mang lại những lợi ích gì cho người dùng?

a) Phân loại phần mềm theo phương thức chuyển giao

  • Những loại phần mềm nào tương ứng với ba phương thức chuyển giao được đề cập trong Hoạt động 1?

b) Giấy phép phần mềm nguồn mở

  • Trong Hoạt động 2, hãy xác định những điểm mâu thuẫn có thể xảy ra.
  • Giấy phép phần mềm không chỉ quy định quyền sử dụng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác. Hãy đưa ra ví dụ về những vấn đề này.

Nội dung ghi nhớ:

Lợi ích của người dùng theo từng cách thức chuyển giao là:

1. Người dùng phải mua để được sử dụng và khó có thể tự sửa chữa được.

2. Người dùng được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

3. Người dùng không phải trả tiền, không phải xin phép và còn được tự sửa đổi, cải tiến.

→ Phần mềm nguồn mở đang mang lại một cơ hội lớn cho người dùng.

a) Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Các loại phần mềm tương ứng với ba cách thức chuyển giao trong Hoạt động 1 được gọi lần lượt là:

+ Phần mềm thương mại: 

Là phần mềm để bán. 

Hầu hết các phần mềm thương mại là loại nguồn đóng để bảo vệ ý tưởng và chống sửa đổi.

VD: Microsoft Word, Adobe Photoshop,...

+ Phần mềm tự do:

Là phần mềm không chỉ miễn phí mà còn được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

Phần mềm tự do có thể ở dạng mã máy hoặc mã nguồn.

VD: phần mềm Acrobat Reader, Red Hat Linux...

+ Phần mềm nguồn mở: 

Là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo một quy định gọi là giấy phép.

VD: phần mềm Inkscape, GIMP, IDLE (Python)...

b) Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

- Hoạt động 2: Điểm mâu thuẫn là:

+ Theo quy định về bản quyền, các tác giả của phần mềm có quyền bảo vệ chống phần mềm bị sửa đổi gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả, Nếu là người đầu tư, các tác giả còn giữ cả quyền tạo bản sao, sửa đổi, nâng cấp phần mềm, quyền chuyển giao sử dụng....

+ Trong khi đó, phần mềm nguồn mở được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển,...

- Giấy phép không chỉ đề cập đến quyền sử dụng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác, ví dụ:

+ Các tác giả có được miễn trừ bảo hành hay không, có bị kiện vì những sai sót của phần mềm hay không.

+ Người sửa đổi phần mềm có bắt buộc phải công bố rõ các tác giả trước đó hay không, bản sửa đổi có phải công khai dưới dạng nguồn mở hay không.

+ Được sao chép và phân phối phần mềm, có quyền yêu cầu trả phí cho việc chuyển giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành.

+ Được sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó là bản được thay đổi, chỉ rõ các thành phần thay đổi, phải áp dụng giấy phép GNU GPL do chính phần thay đổi đó.

Hoạt động 2. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời:

  • Liệu phần mềm nguồn mở có thể hoàn toàn thay thế phần mềm thương mại không? Tại sao lại như vậy?
  • Phần mềm thương mại thường được chia thành bao nhiêu loại và những loại đó là gì?
  • Hãy lập bảng so sánh giữa phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.

Nội dung ghi nhớ:

Phần mềm nguồn mở không thể thay thế hoàn toàn phần mềm thương mại. Vì nếu vậy, các tổ chức làm phần mềm sẽ không còn và khó thể có giải pháp phần mềm cho những yêu cầu có đặc thù riêng. Chính các phần mềm thương mại mới đem lại nguồn tài chính chủ yếu để duy trì các tổ chức làm phần mềm.

- Phần mềm thương mại thường có hai loại:

+ Phần mềm "đặt hàng": đáp ứng tốt những nhu cầu nghiệp vụ có tính riêng biệt và bảo hành.

+ Phần mềm "đóng gói": giúp cung cấp những phần mềm có chất lượng, dễ dàng cài đặt để phục vụ các nhu cầu của rất nhiều người.

- Bảng so sánh phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở:

Yếu tố

Phần mềm thương mại nguồn đóng

Phần mềm nguồn mở

Chi phí

Mất chi phí mua phần mềm và phí chuyển giao

Chỉ mất phí chuyển giao nếu có.

Hỗ trợ kĩ thuật

Không, nhưng có thể được hỗ trợ từ cộng đồng

Tính minh bạch

Khó kiểm soát những gì được cài cắm bên trong

Có thể kiểm soát được mã nguồn

Sự phụ thuộc của người dùng

Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp về giải pháp và hỗ trợ kĩ thuật

Được cộng đồng phát triển theo chuẩn chung, không phụ thuộc vào riêng ai.

Hoạt động 3. Phần mềm chạy trên Internet

GV yêu cầu học sinh thảo luận trả lời:

  • Phần mềm chạy trên Internet được hiểu là phần mềm như thế nào? Lấy ví dụ về loại phần mềm này. 
  • Chỉ ra những ưu điểm của phần mềm chạy trên Internet.

Nội dung ghi nhớ:

- Phần mềm chạy trên Internet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy.

- VD: Google cung cấp nhiều phần mềm trực tuyến như Google Docs (soạn thảo văn bản), Google Sheets (tạo lập các bảng tính), Google Slide (trình chiếu trực tuyến)...

- Ưu điểm: Có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet; chi phí rẻ hoặc không mất phí.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Quan niệm nào sau đây sai về copyleft:

 A Được đưa ra dựa trên copyright

B Nghĩa vụ phân phối và cho phép truy xuất công khai các tác phẩm phái sinh

C Người sở hữu quyền cấp quyền để: sử dụng, sữa đổi, phân phối lại

D Tồn tại giấp phép copyleft cho cả phần mềm, âm nhạc và nghệ thuật

Câu 2: Nếu bạn viết 1 chương trình áp dụng giấy phép GNU–GPL thì bạn cấn đính kèm những thông báo đi cùng phần mềm ở đâu:

 A Một thông báo độc lập đi kèm

B Đính kèm vào phần đầu của tập tin mã nguồn (dưới dạng ghi chú)

C Đính kèm vào phần cuối của tập tin mã nguồn (dưới dạng ghi chú)

D Cả 3 phương pháp trên đều đúng

Câu 3: Giấy phép BSD - Berkeley System Distribution Licenses được sử dụng lần đầu tiên cho phân mềm nào?

 A Free BSD

B BSD Unix

C Net BSD

D Unix

Câu 4: Giấy phép mã nguồn mở là tập hợp các quy tắc đòi hỏi ai là người phải tuân theo :

 A Người sáng chế ra phần mềm mã nguồn mở.

B Nhà bảo hành phần mềm mã nguồn mở.

C Người sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

D Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Tổ chức OSI - Open Source Initiative là một tổ chức như thế nào ?

 A Là một tổ chức phần mềm nguồn mở, trực tiếp phát triển các dự án phần mềm nguồn mở

B Là một tổ chức phi lợi nhuận mà mục đích của nó là thúc đẩy sự phát triển phần mềm nguồn mở.

C Hoạt động quan trọng nhất của tổ chức này là xem xét phê duyệt giấy phép mã nguồn mở

D Câu b và c

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tìm kiếm trên Internet và liệt kê tên một số phần mềm đồ họa mã nguồn mở cũng như một số phần mềm đồ họa thương mại.

Câu 2: Mặc dù các môi trường lập trình Python không có chức năng biên dịch để chuyển mã nguồn thành mã máy và các chương trình Python thường ở dạng mã nguồn, liệu có phải tất cả phần mềm viết bằng Python đều là mã nguồn mở không?