Slide bài giảng HĐTN 5 Kết nối tuần 4

Slide điện tử tuần 4. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY - TUẦN 4

CHÀO CỜ: SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA HỌC SINH LỚP 5

- Giao lưu, chia sẻ về sự trưởng thành của học sinh lớp 5 dưới mái trường tiểu học.

- Kể về khoảnh khắc đáng nhớ trong những năm học tại trường.

Trả lời rút gọn:

- HS giao lưu, chia sẻ về sự trưởng thành (những điểm khác biệt và thay đổi) của mình sau 5 năm học tập dưới mái trường tiểu học.

- HS chia sẻ về khoảnh khắc đáng nhớ của mình trong những năm học tại trường.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: THỂ HIỆN CẢM XÚC PHÙ HỢP

1. Tìm hiểu về cách thể hiện cảm xúc.

- Quan sát tranh và chỉ ra những điều chưa phù hợp trong cách thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đề xuất cách thể hiện cảm xúc phù hợp cho tình huống trong tranh.

Trả lời rút gọn:

- HS thảo luận và đưa ra những điểm thể hiện cảm xúc chưa hợp lý của hai nhân vật trong từng trường hợp:

+ Ở tranh 1, Nam đang có hành xử chưa đúng, việc bạn tức giận hét lớn và bỏ về giữa tiệc sinh nhật là không lịch sự, dẫn đến không khí căng thẳng và khó xử cho mọi người xung quanh và cả chủ bữa tiệc.

+ Ở tranh 2, Lan vui mừng khi được vào đội tuyển là không sai nhưng bạn cần chú ý hơn bởi bà đang bị ốm và cần không gian yên tĩnh. Việc thể hiện cảm xúc quá phấn khích của Lan có thể gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của bà.

- HS thảo luận và đề xuất cách giải quyết:

+ Ở tranh 1: Nam có thể hít thở sâu, đi ra chỗ thoáng mát hoặc tìm người trò chuyện để giãi bày cảm xúc khó chịu của bản thân.

+ Ở tranh 2: Lan nên kiềm chế sự phấn khích của mình và có thể chia sẻ với mẹ khi đã ra ngoài hoặc tâm sự nhỏ với bà.

 

2. Thực hành thể hiện cảm xúc phù hợp

- Nêu những tình huống mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho em.

- Chia sẻ cách thể hiện cảm xúc của em trong tình huống đó.

- Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống để sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

+ Tình huống 1: Giờ ra chơi, Hiếu tình cơ nghe thấy Nam và Bình ngồi cuối lớp đang nói những điều không hay về mình.

+ Tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật, An được bố tặng máy chơi điện tử cầm tay. An rất thích và giữ gìn cẩn thận món đồ này. Anh Minh hàng xóm trong một lần sang chơi đã vô tình làm hỏng nó.

Trả lời rút gọn:

- HS thảo luận và nêu những tình huống mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho bản thân:

Ví dụ tình huống 1: Giờ ra chơi, Hiếu tình cờ nghe thấy Nam và Bình ngồi cuối lớp đang nói những điều không hay về mình.

Ví dụ tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật, An được bố tặng máy chơi điện tử cầm tay, An rất thích và giữ gìn cẩn thận món đồ này. Anh Minh hàng xóm trong một lần sang chơi đã vô tình làm hỏng nó.

- HS chia sẻ cách thể hiện cảm xúc của bản thân nếu trong tình huống đó.

+ Tình huống 1: Hiếu nên bình tĩnh, hít thở sâu và chờ đến khi bình tĩnh có thể thẳng thắn nói chuyện với các bạn xem mình còn chưa ổn ở những điểm nào để học tập và sửa đổi.

+ Tình huống 2: An nên giữ bình tĩnh, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. An nên điều chỉnh suy nghĩ của mình tích cực và thông cảm cho Minh rằng Minh không cố ý làm hỏng và nói chuyện nhẹ nhàng với Minh.

- Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống để sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

 

SINH HOẠT LỚP: KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC

1. Chia sẻ về những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc

- Nêu những thay đổi tích cực của em qua quá trình rèn luyện các bước kiểm soát cảm xúc

- Nêu những thay đổi tích cực của bạn mà em quan sát được.

Trả lời rút gọn:

- HS chia sẻ về những thay đổi tích cực của mình qua quá trình rèn luyện các bước kiểm soát cảm xúc: vui vẻ hơn, tích cực hơn, bình tĩnh hơn, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, sống lạc quan, yêu thương mọi người và trân trọng mọi người nhiều hơn, 

- HS nêu những thay đổi tích cực của bạn mà bản thân quan sát được.

 

2. Nhận xét khả năng kiểm soát cảm xúc của em

- Chia sẻ những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc

- Nhận xét về khả năng kiểm soát cảm xúc của em theo các nội dung:

Tiêu chí

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Nhận diện cảm xúc của mình

Thực hiện các việc cần thiết để cân bằng cảm xúc

Thể hiện được cảm xúc một cách phù hợp.

- Chia sẻ với bạn những điều em cần làm để rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc.

Trả lời rút gọn:

- HS chia sẻ những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc trong những tình huống cụ thể khác nhau.

- HS nhận xét những thay đổi của mình vào bảng theo từng đề mục và mức độ