Slide bài giảng HĐTN 5 Kết nối tuần 10

Slide điện tử tuần 10. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - TUẦN 10

CHÀO CỜ: CÁC TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

- Giới thiệu các truyền thống của nhà trường thông qua những bài viết

- Trình bày nội dung hoạt động làm sản phẩm tri ân thầy cô chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

Trả lời rút gọn:

Gợi ý: Làm báo tường, làm thiệp chúc mừng, làm các đồ handmade sử dụng được trong công việc giảng dạy, làm đồ dùng học tập, …

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: TÂM SỰ THẦY – TRÒ

1. Chia sẻ những kỉ niệm về tình thầy trò

- Chia sẻ những ấn tượng khó quên của em về thầy cô

- Chia sẻ những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò mà em biết

Trả lời rút gọn:

- Ấn tượng khó quên của em về thầy cô: lần đầu tiên gặp thầy cô, khi mình làm sai được thầy cô nhắc nhở, khi thầy cô quan tâm chăm sóc, …

- Vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò mà em biết: khi thầy, cô giáo hiểu nhầm học sinh, bất đồng quan điểm giữa giáo viên và học sinh, học sinh chưa nghe lời các thầy cô giáo, …

2. Tìm hiểu những vấn đề nảy sinh trong quan hệ thầy trò

- Nghe thầy cô tâm sự về những điều khiến thầy cô vui, cảm động hoặc phiền lòng.

- Bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe tâm sự của thầy cô

- Viết ra một kỉ niệm vui, một kỉ niệm buồn (nếu có) vào hai mặt của tấm bìa và trao lại cho thầy cô.

- Mạnh dạn nói ra những điều mà em còn băn khoăn.

- Nghe thầy cô phản hồi sau khi đã đọc và nghe tâm sự của em

- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa thầy và trò để tìm cách giải quyết.

Trả lời rút gọn:

- Lắng nghe nghiêm túc những lời thầy cô tâm sự.

- Bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe tâm sự: cảm thấy bản thân cần phải cố gắng hơn trong học tập, cảm thấy bản thân cần phải thay đổi những điều chưa tốt, cảm thấy tự hào khi là học sinh của thầy cô chủ nhiệm, …

- HS nhận giấy note để viết ra những kỉ niệm vui, buồn của HS với thầy cô. Gợi ý: khi được giáo viên tin tưởng, khi bị hiểu lầm, khi được khen, …

- HS chia sẻ các vấn đề còn băn khoăn với giáo viên.

- HS lắng nghe các phản hồi của thầy cô giáo về những kỉ niệm vui, buồn, những băn khoăn của em và nói ra tâm sự của mình để mọi người hiểu mình hơn.

- Lập bảng ghi lại các vấn đề thường gặp và cách giải quyết. Gợi ý: Khi thầy cô hiểu lầm học sinh thì học sinh cần phải mạnh dạn tâm sự với thầy cô và đặt mình vào vị trí của thầy cô để hiểu thầy cô hơn.

SINH HOẠT LỚP: GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG MỐI QUAN HỆ THẦY TRÒ

1. Thực hành giải quyết tình huống nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò

- Mỗi nhóm nêu một tình huống từng xảy ra để cả lớp cùng suy nghĩ cách giải quyết.

- Sắm vai xử lí tình huống vừa nêu.

Trả lời rút gọn:

- HS đưa ra các tình huống từng xảy ra và cùng suy nghĩ cách giải quyết.

- Trình bày cách giải quyết bằng cách sắm vai.

+ Xác định các nhân vật, lời thoại, cách giải quyết, thông điệp,…

+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

- HS luyện tập trước khi sắm vai trước lớp.

2. Xác định các cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò

- Nêu các cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò.

- Vận dụng các cách trên vào một tình huống cụ thể.

Trả lời rút gọn:

+ Lắng nghe thầy cô phân tích;

+ Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu;

+ Trình bày suy nghĩ của mình;

+ Viết thư cho thầy cô.

- Vận dụng các cách trên vào một tình huống cụ thể mà em đã gặp phải hoặc tư vấn cho các bạn học sinh khác.