Slide bài giảng HĐTN 5 Kết nối tuần 3
Slide điện tử tuần 3. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY - TUẦN 3
CHÀO CỜ: NIỀM VUI NHÂN ĐÔI, NỖI BUỒN CHIA NỬA
- Tham gia hoặc lắng nghe các tiết mục kể chuyện về chủ đề “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa”.
- Chia sẻ thông điệp em nhận được từ những câu chuyện.
Trả lời rút gọn:
- HS thực hiện trình bày những câu chuyện theo sự chuẩn bị của nhóm/ lớp.
- Trình diễn tự tin, cuốn hút và đúng chủ đề.
- Các HS khác theo dõi, lắng nghe và chia sẻ thông điệp mà bản thân nhận được từ những câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: CÂN BẰNG CẢM XÚC
1. Nhận diện các cách cân bằng cảm xúc
- Kể về một cảm xúc mình từng trải qua và gọi tên cảm xúc đó.
- Chia sẻ lí do phải cân bằng cảm xúc
- Thảo luận về các cách cân bằng cảm xúc.
Trả lời rút gọn:
- HS nhớ lại một cảm xúc mình đã trải qua trong một tình huống cụ thể và gọi tên cảm xúc đó.
- HS chia sẻ lí do cần cân bằng cảm xúc: việc không cân bằng được cảm xúc của bản thân dễ khiến người khác bị tổn thương, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, gây rạn nứt tình cảm, …
- HS thảo luận nhóm và tìm ra các cách khác nhau để cân bằng cảm xúc: nghe nhạc, hít thở sâu, ngồi thiền, viết ra giấy, thả lỏng cơ thể, ăn uống, tâm sự với người khác, điều chỉnh suy nghĩ tích cực, …
2. Lựa chọn cách cân bằng cảm xúc phù hợp
- Mô tả một tình huống cụ thể cần cân bằng cảm xúc.
- Lựa chọn cách cân bằng cảm xúc phù hợp trong tình huống đó.
- Nhận xét về hiệu quả của các cách cân bằng cảm xúc.
Trả lời rút gọn:
- HS thảo luận nhóm và đưa ra một tình huống cụ thể cần cân bằng cảm xúc: Khi em làm hỏng đồ chơi mình yêu thích, bạn làm mất bút của mình, tranh luận với bạn không cùng quan điểm, …
- HS đưa ra các phương án khác nhau giúp cân bằng cảm xúc trong trường hợp đó:
+ Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh;
+ Điều chỉnh suy nghĩ cho tích cực;
+ Tâm sự, chia sẻ với người tin cậy để giải tỏa cảm xúc;
+ Đặt mình vào vị trí người khác để thông cảm.
+ Viết vào nhật kí những vấn đề khiến mình bức xúc;
+ …
SINH HOẠT LỚP: THỰC HÀNH CÂN BẰNG CẢM XÚC
1. Chia sẻ kết quả vận dụng cách cân bằng cảm xúc trong thực tế
- Kể cho các bạn nghe về kết quả vận dụng cách cân bằng cảm xúc vào thực tế.
- Bày tỏ suy nghĩ của em khi vận dụng cách cân bằng cảm xúc hiệu quả.
Trả lời rút gọn:
- HS chia sẻ với cả lớp về cách mình đã cân bằng cảm xúc và kết quả của việc vận dụng chúng vào thực tế.
- HS bày tỏ cảm nhận của bản thân khi vận dụng cách cân bằng cảm xúc hiệu quả.
2. Sắm vai nhân vật để thực hành cân bằng cảm xúc
- Xem một đoạn phim hoặc đọc một cuốn truyện tranh có những tình huống khiến nhân vật mất cân bằng cảm xúc.
- Sắm vai nhân vật để diễn tả các tình huống đó.
- Vận dụng những cách cân bằng cảm xúc mà em biết để xử lí tình huống đó.
Trả lời rút gọn:
- HS xem một đoạn phim hoặc đọc một cuốn truyện tranh có những tình huống khiến nhân vật mất cân bằng cảm xúc.
- HS chỉ ra hoàn cảnh và gọi tên được cảm xúc của nhân vật.
- HS thảo luận nhóm tìm ra cách giúp nhân vật cân bằng được cảm xúc của mình.
- HS sắm vai diễn lại tình huống.
- HS quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.