Slide bài giảng HĐTN 5 Kết nối tuần 27
Slide điện tử tuần 27. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ: THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI - TUẦN 27
CHÀO CỜ: GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
- Tham gia biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Người tốt, việc tốt”
- Chia sẻ cảm xúc về những tấm gương người tốt, việc tốt.
Trả lời rút gọn:
- Tham gia cổ vũ các tiết mục văn nghệ về chủ đề “ Người tốt, việc tốt” nhiệt tình
- Chia sẻ cảm xúc về những người tốt, việc tốt mà em đã gặp, những người tốt, việc tốt mà em đã làm.Gợi ý: cảm thấy vui, mong muốn trở thành một người tốt, đem lại được nhiều điều tốt đẹp đến nhiều người hơn, …
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: THÂN THIỆN VỚI NGƯỜI XUNG QUANH
1. Nhận diện về mối quan hệ thân thiện với những người xung quanh
- Chia sẻ về mối quan hệ thân thiện của em với những người xung quanh
- Xác định những người em cần thiết lập quan hệ thân thiện
- Thảo luận những việc nên làm để thiết lập quan hệ thân thiện với những người xung quanh
- Lựa chọn những việc nên làm để thiết lập quan hệ thân thiện
Trả lời rút gọn:
- HS nêu những người mà HS có mối quan hệ thân thiện. Gợi ý: Với bạn bè cởi mở hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn,…, Với người thân cần phải ngoan ngoãn, quan tâm, chăm sóc cẩn thận, giúp đỡ các công việc hàng ngày, ….
- HS thảo luận để nêu những việc nên làm để có một mối quan hệ thân thiện: chia sẻ đúng cách, giúp đỡ khi cần thiết, quan tâm chăm sóc, …
- Lựa chọn những việc nên làm để thiết lập mối quan hệ thân thiện.
2. Thực hành thiết lập quan hệ thân thiện với những người xung quanh
- Sắm vai thể hiện cách ứng xử phù hợp để thiết lập quan hệ trong những tình huống dưới đây:
- Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử đã thể hiện để thiết lập quan hệ thân thiện.
Trả lời rút gọn:
+ Tình huống 1: Nhờ người thân của mình qua để đưa cô tới bệnh viện khám, còn mình thì ở nhà trông các em giúp cô và nhờ người lớn đặt đồ ăn và gọi cho chồng cô để thông báo tình hình.
+ Tình huống 2: Giúp đỡ ông Hòa khi qua đường và kêu gọi mọi người mua ủng hộ ông
+ Tình huống 3:Thân thiện chào hỏi và làm quen với cô .
+ Tình huống 4: Làm quen với bạn, hòa đồng thân thiện và giúp đỡ bạn khi cần thiết.
SINH HOẠT LỚP: ĐÁNH GIÁ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
1. Đánh giá sự đóng góp của em khi tham gia hoạt động xã hội
- Liệt kê những hoạt động xã hội mà em và các bạn đã tham gia
- Tổng kết những đóng góp của các thành viên khi tham gia hoạt động xã hội
- Nhận xét mức độ đóng góp của em khi tham gia hoạt động xã hội.
Trả lời rút gọn:
- Kẻ bảng để liệt kê những hoạt động mà em và các bạn đã tham gia gồm các mục: Tên công việc, kết quả, ý nghĩa, mức độ đóng góp. Gợi ý:
+ Tên công việc:dọn dẹp bản làng
+ Kết quả: bản làng xanh, sạch, đẹp.
+ Ý nghĩa: gắn kết cộng đồng, bảo vệ bản thân, rèn luyện thể chất, kĩ năng để dọn dẹp, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, ….
+ Mức độ đóng góp: Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được phân công.
2. Đánh giá sự tiến bộ của các thành viên khi tham gia hoạt động xã hội
- Mỗi thành viên ghi những thay đổi của bản thân khi tham gia hoạt động xã hội
- Chia sẻ những thay đổi, tiến bộ của bản thân khi tham gia hoạt động xã hội
- Các thành viên nhận xét sự tiến bộ của bạn.
Trả lời rút gọn:
- HS ghi những thay đổi của bản thân ra tờ giấy note. Gợi ý: Sau hoạt động thấy bản thân đã hợp tác với các thành viên khác rất tốt, hoàn thành các công việc được giao, cảm thấy tự tin hơn,…
- HS chia sẻ những thay đổi với bạn cùng bàn và trước lớp.
- HS thảo luận nhóm để nhận xét về sự tiến bộ của các thành viên. Gợi ý: Dựa vào mức độ đóng góp của các thành viên.