Slide bài giảng địa lí 10 chân trời bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên trái đất
Slide điện tử [..]. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 chân trời sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 8: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Khái niệm
Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày khái niệm của khí quyển.
- Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.
Trả lời
* Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời, có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển.
* Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất:
- Cung cấp khí oxy và các khí khác cần thiết cho sự sống.
- Bảo vệ sự sống trên Trái Đất
- Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất.
- Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển.
- Giúp truyền âm thanh
II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
1. Phân bố theo vĩ độ
Câu 2: Dựa vào bảng 8, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc.
- Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
Trả lời
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực chí tuyến.
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
=> Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.
2. Phân bố theo lục địa và đại dương
Câu 3: Dựa vào hình 68. 1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1.
- Giải thích vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.
Trả lời
- Càng vào sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ càng lớn (Va-len-xi-a 90C; Vac-xa-va 230C; Cuôc-xcơ 290C).
- Nguyên nhân: Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại.
3. Phân bố theo địa hình
Câu 4: Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu.
- Cho biết nhiệt độ còn phụ thuộc vào những yếu tố nào của địa hình. Chứng minh.
Trả lời
* Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu:
- Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình nhiệt độ giảm 0,6∘C khi lên cao 100 m.
=> Do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.
* Nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ, theo lục địa, đại dương và theo địa hình
Trả lời
Câu 2. Em hãy cho biết yếu tố địa hình ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố nhiệt độ.
Trả lời
- Theo độ cao: Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình nhiệt độ giảm 0,6°C khi lên cao 100m.
- Theo độ dốc: Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại.
- Theo hướng sườn: Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.
Vận dụng
Nhiệm vụ: Em hãy tìm thông tin và sưu tầm hình ảnh về những địa điểm có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên thế giới.
Trả lời
* Các khu vực nắng nóng nhất hành tinh:
Thung lũng Chết, California, Mỹ: Khu vực này được ghi nhận kỷ lục là nơi nóng nhất năm 2019 với nhiệt độ lên tới 47 độ C.
Dallol, Etiopia: Dallol là khu vực có sự tồn tại của con người có nhiệt độ trung bình cao nhất.
* Các nơi lạnh nhất thế giới:
Vostok (Liên Bang Nga): Mùa hè nhiệt độ cũng không vượt quá -21 độ C.
Cao nguyên Station (Hoa Kỳ): Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C