Slide bài giảng địa lí 10 chân trời bài 11: thực hành - Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
Slide điện tử [..]. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 chân trời sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ CÁC ĐỚI VÀ KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT, PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU
Đọc bản đồ và các đới khí hậu
Câu 1: Dựa vào hình 11.1, em hãy xác định có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất và phạm vi của các đới khí hậu này.
Trả lời
- Đới khí hậu cực: cực Bắc và cực Nam
- Đới khí hậu cận cực: trong vòng cực Bắc và vòng cực Nam
- Đới khí hậu ôn đới: từ vĩ độ 40⁰ đến 60⁰ ở hai bán cầu
- Đới khí hậu cận nhiệt đới: từ đường chí tuyến đến vĩ độ 40⁰ cả 2 bán cầu
- Đới khí hậu nhiệt đới: từ vĩ độ 10⁰ đến đường chí tuyến cả 2 bán cầu
- Đới khí hậu cận xích đạo: từ vĩ độ 5⁰ đến 10⁰ về xích đạo ở cả 2 bán cầu
- Đới khí hậu xích đạo: chạy dọc theo đường xích đạo từ xích đạo đến vĩ độ 5⁰
Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ.
- Điền các thông tin phân tích nhiệt độ và lượng mưa theo các bảng sau:
Trả lời
* Các địa điểm trên thuộc đới khí hậu:
- Hà Nội, Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới.
- U-lan-Ba-to, Mông Cổ thuộc đới khí hậu ôn đới.
- Luân Đôn, Anh thuộc đới khí hậu ôn đới.
- Lix-bon, Bồ Đào Nha thuộc đới khí hậu cận nhiệt.
* Phân tích nhiệt độ và lượng mưa:
Bảng 11.1. Đặc điểm nhiệt độ của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm
Địa điểm | Kiểu khí hậu | Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất | Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất | Biên độ nhiệt năm (⁰C) | ||
Tháng | Nhiệt độ (⁰C) | Tháng | Nhiệt độ ⁰C) | |||
Hà Nội (Việt Nam) | Nhiệt đới gió mùa | 2 | 17,5 | 7 | 30 | 12,5 |
U-lan-Ba-to (Mông Cổ) | Ôn đới lục địa | 1 | 7,5 | 8 | 24 | 16,5 |
Luân Đôn (Anh) | Ôn đới hải dương | 1 | 1 | 7 | 14 | 13 |
Lix-bon (Bồ Đào Nha) | Cận nhiệt Địa Trung Hải | 1 | 4 | 7 | 18,5 | 14,5 |
Bảng 11.2 Đặc điểm lượng mưa của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm
Địa điểm | Kiểu khí hậu | Lượng mưa trung bình năm (mm) | Mưa nhiều | Mưa ít | ||
Các tháng | Lượng mưa (≥ 100) | Các tháng | Lượng mưa (<100 mm) | |||
Hà Nội (Việt Nam) | Nhiệt đới gió mùa | 1694 | 5 -> 10 | 120 - 330 | 4 -> 12 | 20 - 90 |
U-lan-Ba-to (Mông Cổ) | Ôn đới lục địa | 220 | x | x | 1 -> 12 | 0 - 52 |
Luân Đôn (Anh) | Ôn đới hải dương | 607 | x | x | 1 -> 12 | 45 - 65 |
Lix-bon (Bồ Đào Nha) | Cận nhiệt Địa Trung Hải | 747 | 11, 12 | 100 - 110 | 1 - 10 | 10 - 95 |
III. Giải thích được một số hiện tượng thời tiết trong thực tế
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Thu thập thông tin về một số hiện tượng thời tiết trong thực tế như: sương, mưa đá,...
- Viết một báo cáo ngắn giải thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên.
Trả lời
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa đá
- Sự bất ổn định trong không khí: Khi các luồng khí nóng và lạnh gặp nhau, tạo ra sự bất ổn định trong không khí. Khí nóng bốc lên cao, gặp không khí lạnh ở trên cao, dẫn đến hiện tượng ngưng tụ hơi nước và hình thành mây.
- Đối lưu mạnh: Dòng không khí bốc lên cao trong mây sẽ mang theo các hạt nước nhỏ. Khi các hạt nước này di chuyển lên cao, gặp không khí lạnh, chúng sẽ bị đóng băng thành những hạt băng nhỏ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ phần đỉnh đám mây phải dưới -20°C và phần lớn đám mây đều dưới 0°C. Nếu nhiệt độ không đủ thấp, các hạt băng sẽ tan chảy thành nước trước khi rơi xuống mặt đất.
- Gió: Gió mạnh giúp di chuyển các hạt băng trong mây, khiến chúng va chạm và kết hợp với nhau, tạo thành những hạt mưa đá lớn hơn.