Slide bài giảng địa lí 10 chân trời bài 32: Thực hành - Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới

Slide điện tử bài 32: Thực hành - Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 32: THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

I. Tìm hiểu sự phát triển một số ngành công nghiệp

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

BÀI 32: THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020.

- Lấy năm 1990 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện qua các năm.

- Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện (%), trục hoành thể hiện thời gian (năm).

b. Dựa vào biểu đồ, em hãy nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trong giai đoạn trên.

Trả lời

a. Biểu đồBÀI 32: THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

 

b. Nhận xét:

- Sản lượng điện và dầu mỏ đều tăng trong giai đoạn 1990 – 2020.

- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng điện tăng nhanh hơi tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ.

 

II. Viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp

Câu 2: Dựa vào các bản đồ trong bài 30. Địa lí các ngành công nghiệp và hiểu biết của bản thân, em hãy lựa chọn một trong những ngành công nghiệp đã học và viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp em đã chọn.

Trả lời

Báo cáo về vấn đề rác thải nhựa trong ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng

- Nguồn gốc

+ Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng đều được đóng gói bằng nhựa, từ chai lọ, túi nilon đến hộp xốp.

+ Quá trình sản xuất các sản phẩm tiêu dùng cũng thải ra một lượng lớn nhựa phế liệu.

+ Sau khi sử dụng, người tiêu dùng thường vứt bỏ bao bì, chai lọ, túi nilon,... ra môi trường.

- Tác động

+ Rác thải nhựa khó phân hủy, tích tụ trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

+ Rác thải nhựa có thể ngấm vào thực phẩm, nước uống, gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người.

+ Rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật, gây ra nguy cơ tuyệt chủng.

- Giải pháp

+ Sử dụng các vật liệu thay thế cho nhựa như tre, gỗ, giấy,...

+ Khuyến khích người tiêu dùng tái sử dụng chai lọ, túi nilon,...

+ Phát triển ngành công nghiệp tái chế nhựa để biến rác thải thành nguyên liệu mới.

+ Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của rác thải nhựa và khuyến khích họ sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và phát triển ngành công nghiệp tái chế.