Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập chủ đề 5 và chủ đề 6
Slide điện tử Ôn tập chủ đề 5 và chủ đề 6. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5 VÀ CHỦ ĐỀ 6
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Nêu những bài em đã được học trong chủ đề 5 và chủ đề 6.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Hệ thống hóa kiến thức
- Giải bài tập trong SGK
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1, 2: làm sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 5
+ Nhóm 3,4: làm sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 6.
Nội dung gợi ý:
Chủ đề 5:
Chủ đề 6:
Hoạt động 2. Giải bài tập trong SGK
HS tiến hành giải bài tập trong SGK
Câu 1: Một hệ thống cơ khí động lực gồm những thành phần nào? Hãy vẽ sơ đồ khối của một hệ thống cơ khí động lực mà em biết.
Nội dung gợi ý:
* Một hệ thống cơ khí động lực bao gồm các thành phần:
- Nguồn động lực
- Hệ thống truyền động
- Máy công tác
* Sơ đồ khối của hệ thống cơ khí động lực:
Câu 2: Liệt kê một số máy móc cơ khí động lực thuộc lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải.
Nội dung gợi ý:
- Máy móc cơ khí động lực thuộc lĩnh vực xây dựng: Máy đào, Máy dầm,...
- Máy móc cơ khí động lực thuộc lĩnh vực giao thông vận tải: Ô tô, Tàu thủy, Tàu hỏa, Máy bay,...
…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS luyện tập làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Máy phát điện là máy tĩnh tại sử dụng động cơ đốt trong, hãy cho biết máy phát điện thường được sử dụng ở đâu?
A. Trạm điện dự phòng tại doanh nghiệp
B. Trạm điện dự phòng tại trường học
C. Trạm điện dự phòng tại trung tâm thương mại
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Vì sao các máy, thiết bị cơ khí động lực cần phải bảo dưỡng định kì?
A. Để đề phòng, hạn chế các hư hỏng trước thời hạn hoặc các bất thường của chi tiết máy
B. Để khắc phục những hư hỏng giúp khôi phục khả năng làm việc bình thường của chi tiết máy
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Vì sao động cơ đốt trong còn được gọi là động cơ nhiệt?
A. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng sẽ biến đổi thành công cơ học
B. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, hóa năng sẽ biến đổi thành công cơ học
C. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, cơ năng sẽ biến đổi thành công cơ học
D. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, cơ năng sẽ biến đổi thành nhiệt năng
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
….(1).... cùng với ….(2).... và ….(3).... tạo thành buồng cháy của động cơ.
A. (1) thân máy, (2) nắp máy, (3) xilanh
B. (1) thân máy, (2) xilanh, (3) đỉnh pít tông
C. (1) nắp máy, (2) xilanh, (3) pít tông
D. (1) nắp máy, (2) xilanh, (3) đỉnh pít tông
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thân xilanh lắp xilanh
B. Cacte lắp trục khuỷu
C. Thân máy lắp cơ cấu và hệ thống động cơ
D. Cả 3 đáp án đều sai
Đáp án gợi ý:
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Vai trò của kỹ sư cơ khí trong quá trình thiết kế sản phẩm là gì?
Câu 2: Những hậu quả nào có thể xảy ra khi hệ thống khởi động không hoạt động đúng cách?