Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực

Slide điện tử Bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 16: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Thợ sửa ô tô và xe máy có được xem là người làm nghề cơ khí động lực không? Tại sao lại như vậy?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu ngành nghề thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
  • Chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực
  •  Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực

  • Luyện tập

  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu ngành nghề thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Thiết kế cơ khí động lực bao gồm những nhiệm vụ nào? Tại sao việc sử dụng các phần mềm CAD và CAE lại mang lại lợi thế cho những người làm thiết kế kỹ thuật?

Nội dung gợi ý:

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr74)

1. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực bao gồm những công việc xây dựng bản vẽ, tính toán, mô phỏng,…các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

2. Ngày nay, với sự phát triển của máy tính và công nghệ thông tin, hầu hết công việc thiết kế đều được sử dụng bởi các phần mềm hỗ trợ thiết kế. Vì vậy, sử dụng được phần mềm thiết kế CAD, CAE là một lợi thế lớn cho người làm thiết kế kĩ thuật trong lĩnh vực cơ khí.

Hoạt động 2. Chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực

GV đưa ra câu hỏi: 

  • Chế tạo máy và thiết bị cơ khí động lực chủ yếu thực hiện những công việc gì? Hãy nêu một số lĩnh vực chế tạo phổ biến. 
  • Tại sao kiến thức và kỹ năng trong ngành cơ khí lại là nền tảng cơ bản để chế tạo máy và thiết bị cơ khí động lực?

Nội dung gợi ý:

- Chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực chủ yếu thực hiện các công việc gia công, chế tạo,…các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

- Một số lĩnh vực chế tạo phổ biến:

+ Động cơ đốt trong, động cơ phản lực,…

+ Các hệ thống truyền lực, thân vỏ, khung, gầm,…của ô tô, tàu thủy, máy bay,…

+ Máy bơm, hệ thống thủy lực,…

- Công việc chế tạo được thực hiện chủ yếu tại các phân xưởng, nhà máy sản xuất.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr75)

Các chi tiết của máy, thiết bị cơ khí động lực hầu hết là các chi tiết cơ khí, công việc chế tạo chủ yếu liên quan đến chế tạo cơ khí. Vì vậy, kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí là nền tảng cơ bản để chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực.

Hoạt động 3. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực

HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: Nghề lắp ráp máy và thiết bị cơ khí động lực thực hiện những nhiệm vụ nào?

Nội dung gợi ý:

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr75)

Nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh.

*Kết luận

- Người làm nghề này phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực vận hành về máy, thiết bị cơ khí động lực.

- Công việc lắp ráp được thực hiện tại các dây chuyển lắp ráp của nhà máy sản xuất.

….

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS luyện tập làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực là?

A. Bảo dưỡng nhằm đề phòng, hạn chế các hư hỏng trước thời hạn hoặc bất thường của chi tiết máy

B. Sửa chữa nhằm khắc phục hư hỏng để khôi phục khả năng làm việc bình thường của chi tiết máy

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Lĩnh vực chế tạo phổ biến là

A. Động cơ đốt trong, động cơ phản lực

B. Các hệ thống truyền lực, thân vỏ, khung, gầm, ... của ô tô, tàu thủy, máy bay

C. Máy bơm, hệ thống thủy lực, ...

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?

A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất

B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất

C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất

D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng

Câu 4: Đâu không phải ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực?

A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực

B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực

C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực

D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị điện

Câu 5: Công việc lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?

A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất

B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất

C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất

D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng

Đáp án gợi ý:

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tại sao kiến thức về vật liệu lại có vai trò quan trọng trong kỹ thuật cơ khí?

Câu 2: Tại sao bảo trì và sửa chữa lại được coi là một phần thiết yếu trong ngành cơ khí?