Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

Slide điện tử Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 19: THÂN MÁY VÀ CÁC CƠ CẤU CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Động cơ đốt trong bao gồm những cơ cấu chính nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  •  Tìm hiểu thân máy và nắp máy
    •  Tìm hiểu nhiệm vụ của thân máy và nắp máy
    • Tìm hiểu về cấu tạo
  • Tìm hiểu cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
    •  Tìm hiểu nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
    • Tìm hiểu cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
  • Luyện tập

  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thân máy và nắp máy

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của thân máy và nắp máy

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: 

  • Thân máy và nắp máy có chức năng gì?
  • Dựa vào đâu để xác định thân máy và nắp máy trong hình 19.1 là của động cơ 4 xi-lanh?

Nội dung gợi ý:

- Thân máy và nắp máy là những chi tiết cố định, là nơi để lắp hầu hết các cơ cấu và các hệ thống của động cơ.

- Nắp máy cùng với xilanh, pít tông tạo thành buồng cháy.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr85)

Đối với thân máy, dựa vào số lỗ xilanh trên thân (gồm có 4 lỗ), đối với nắp máy có thể dựa vào số lỗ của đường ống nạp, thải trên nắp máy,…

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về cấu tạo

GV đặt câu hỏi: 

  • Cấu tạo của thân máy và nắp máy phụ thuộc vào các bộ phận nào?
  • Vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xi-lanh trong hình 19.2 là gì?

Nội dung gợi ý:

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr86)

1. + Cấu tạo thân máy có cấu tạo phức tạp và phụ thuộc vào số xi lanh, phương pháp làm mát, các bố trí các cụm chi tiết của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ.

+ Cấu tạo nắp máy phức tạp và phụ thuộc hình dạng buồng cháy, cách bố trí đường nạp, đường thải và lắp đặt các cụm chi tiết như bugi (hoặc vòi phun), xu páp,…

2. Áo nước (cánh tản nhiệt) có vai trò tản nhiệt để làm mát các chi tiết máy của động cơ đốt trong.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

GV đưa ra câu hỏi: Hãy nêu nhiệm vụ của pít tông, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.

Nội dung gợi ý:

- Pít tông cùng với xilanh, nắp máy để tạo thành buồng cháy. Trong quá trình làm việc, pít tông truyền lực cho thanh truyền để sinh công và nhận lực từ thanh truyền để thực hiện quá trình nạp, nén và thải.

- Thanh truyền có nhiệm vụ liên kết pít tông và trục khuỷu.

- Trục khuỷu nhận lực từ pít tông tạo mômen quay kéo máy công tác và nhận mômen từ bánh đà dẫn động thanh truyền, pít tông để thực hiện quá trình nạp, nén và thải

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

GV đưa ra câu hỏi: 

  • Quan sát hình 19.4 và cho biết cấu tạo của pít tông, cũng như vai trò của đỉnh, đầu và thân pít tông.

  • Quan sát hình 19.5 và mô tả cấu tạo của thanh truyền. Tại sao đầu to của thanh truyền được chia thành hai nửa?

  • Quan sát hình 19.6 và cho biết cấu tạo của trục khuỷu. Lỗ dầu trên chốt khuỷu có vai trò gì?

  • Trình bày cấu tạo của bánh đà trong hình 19.7.

Nội dung gợi ý:

a) Pít tông

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr87)

Cấu tạo pít tông gồm ba phần: đỉnh, đầu, thân. Đỉnh pít tông cùng với xilanh, nắp máy tạo thành buồng cháy. Đầu pít tông có rãnh để lắp xéc măng làm nhiệm vụ bao kín. Thân pít tông làm nhiệm vụ dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xilanh và có lỗ để lắp chốt pít tông liên kết với đầu nhỏ thanh truyền.

 b) Thanh truyền

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr87)

1. Thanh truyền có cấu tạo gồm đầu nhỏ, thân và đầu to. Đầu nhỏ được lắp với chốt pít tông, thường có lỗ hứng dầu bôi trơn. Thân thanh truyền thường có tiết diện chữ I và có kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to. Đầu to lắp ghép với trục khuỷu và thường được chia làm hai nửa.

2. Để lắp ghép được với trục khuỷu (vị trí lắp ghép là chốt khuỷu), đầu to thanh truyền thường chia làm hai nửa để thuận lợi khi lắp ghép.

c) Trục khuỷu

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr88)

Cấu tạo của trục khuỷu bao gồm: đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu. Lỗ dầu trên chốt khuỷu có vai trò dẫn dầu bôi để bôi trơn mối lắp ghép giữa đầu to thanh truyền và chốt khuỷu.

d) Bánh đà

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr88)

Các bộ phận chính của bánh đà gồm: mặt đĩa ma sát, mặt bích và vành răng.

…..

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS luyện tập làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Xilanh của động cơ được lắp ở?

A. Thân máy

B. Thân xilanh

C. Cacte

D. Nắp máy

Câu 2: Các bộ phận chính của bánh đà và chức năng của nó là?

A. Mặt đĩa ma sát để lắp đia ma sát với bộ li hợp

B. Mặt bích để lắp bánh đà với đuôi trục khuỷu

C. Vành răng ăn khớp với bánh răng của máy động để thực hiện khởi động động cơ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thân máy là chi tiết cố định

B. Nắp máy là chi tiết cố định

C. Thân máy và nắp máy là chi tiết cố định

D. Thân máy là chi tiết cố định, nắp máy là chi tiết chuyển động

Câu 4: Các chi tiết nào dưới đây cùng với xilanh và đỉnh piston tạo thành buồng cháy của động cơ?

A. Piston

B. Thanh truyền

C. Nắp máy 

D. Thân xilanh

Câu 5: Cánh tản nhiệt được bố trí ở vị trí nào?

A. Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước

B. Cacte của động cơ làm mát bằng nước

C. Cacte của động cơ làm mát bằng không khí

D. Nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí

Đáp án gợi ý:

Câu 1 - D

Câu 2 - C

Câu 3 - A

Câu 4 - B

Câu 5 - C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Mô tả cách mà cơ cấu van có thể điều chỉnh thời gian mở và đóng trong động cơ đốt trong.

Câu 2: Trình bày cách mà cơ cấu van biên độ (variable valve lift) có thể tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của động cơ đốt trong.