Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 3: Khái quát về vật liệu cơ khí
Slide điện tử Bài 3: Khái quát về vật liệu cơ khí. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
BÀI 3: KHÁI QUÁT VỀ VẬT LIỆU CƠ KHÍ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Thế nào là vật liệu cơ khí ? Kể tên một số sản phẩm được làm từ vật liệu inox.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khái niệm
- Phân loại
- Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Hãy liệt kê một số vật liệu cơ khí phổ biến hiện nay và nêu một số vật liệu cơ khí mới.
Nội dung ghi nhớ:
Vật liệu cơ khí là các vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí để chế tạo ra các máy móc, thiết bị, công trình, đồ dùng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Nồi inox, chảo gang, thìa nhôm, bồn rửa bát inox, vỏ quạt nhựa,…
- Một số vật liệu cơ khí phổ biến là gang, thép, hợp kim nhôm, cao su,.. ngoài ra có một số vật liệu mới như: vật liệu composite, vật liệu nano,… với các tính năng vượt trội.
II. PHÂN LOẠI
GV đưa ra câu hỏi:
- Các loại vật liệu kim loại bao gồm những loại nào?
Nội dung ghi nhớ:
Vật liệu kim loại gồm kim loại và các hợp kim của chúng
III. TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ.
GV đưa ra câu hỏi:
- Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là ?
- Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí là gì ?
- Tính chất vật lí của vật liệu cơ khí là ?
- Tính chất hóa học của vật liệu cơ khí là ?
- Tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí là ?
Nội dung ghi nhớ:
- Tính chất cơ học: Thể hiện khả năng chịu dược các tác dụng từ ngoại lực của vật liệu
- Đặc trưng bởi:
Độ bền: chỉ tiêu cơ bản của vật liệu, thể hiện khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Độ dẻo: khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Độ cưng: khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp về mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
- Tính chất vật lí: Thể hiện qua nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng, …
- Tính chất hóa học: Thể hiện qua khả năng chịu được các tác dụng hóa học trong các môi trường: acid, base, muối và tính chống ăn mòn.
- Tính chất công nghệ: Thể hiện qua khả năng gia công của vật liệu: tính đúc, tính hàn, tính rèn, tính gia công cắt gọt,…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Dựa vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí gồm
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu phi kim loại
C. Vật liệu mới
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Vật liệu mới là
A. Hợp kim nhôm
B. Cao su
C. Vật liệu nano
D. Nhựa
Câu 3: Vật liệu cơ khí được sử dụng phổ biến hiện nay là?
A. Gang
B. Thép
C. Hợp kim đồng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Tính chất đặc trưng cơ bản của vật liệu là?
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất vật lí
C. Tính chất hóa học
D. Tính chất công nghệ
E. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Tính chất cơ học của vật liệu được đặc trưng bởi?
A. Độ bền
B. Độ dẻo
C. Độ cứng
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án gợi ý:
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: E
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Các loại phân loại của vật liệu phi kim loại là gì?
Câu 2: Vật liệu mới được phân chia thành những loại nào?
Câu 3: Những ưu điểm nổi bật của vật liệu mới là gì?
Câu 4: Sản phẩm trong hình 3.5 được làm từ loại vật liệu nào?