Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 4: Vật liệu thông dụng và vật liệu mới dùng trong cơ khí
Slide điện tử Bài 4: Vật liệu thông dụng và vật liệu mới dùng trong cơ khí. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: VẬT LIỆU THÔNG DỤNG VÀ VẬT LIỆU MỚI TRONG CƠ KHÍ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Thế nào là Gang ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Một số vật liệu cơ khí thông dụng
- Một số vật liệu cơ khí mới
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. MỘT SỐ VẬT LIỆU CƠ KHÍ THÔNG DỤNG
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Hãy phân loại các loại gang và nêu đặc điểm của từng loại.
- Gang có những tính chất gì?
- Gang thường được sử dụng trong các ứng dụng nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Phân loại:
Gang xám: độ cứng thấp, dễ gia công cơ, dễ đúc, chịu nhiệt tốt → đúc bệ máy.
Gang trắng: Cứng và giòn, khó cắt gọt → luyện thép
Gang dẻo: độ đàn hồi tốt → các chi tiết nhỏ.
Tính chất của gang là: cứng, giòn, nhiệt độ nóng chảy thấp và dễ đúc
Gang được sử dụng để đúc các chi tiết có hình dạng phức tạp, chịu tải trọng tĩnh và ít chịu va đập, chịu mài mòn và ma sát như bệ máy, vỏ máy, bánh đai, bánh đà, vỏ hộp số, các loại nồi, chảo,…
II. MỘT SỐ VẬT LIỆU CƠ KHÍ MỚI
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
- Vật liệu composite nền kim loại được sử dụng như thế nào?
- Vật liệu composite nền hữu cơ có đặc điểm gì?
- Vật liệu nano với kích thước nhỏ có tính chất như thế nào so với trạng thái bình thường?
Nội dung ghi nhớ:
- Composite nền kim loại: Vật liệu composite nền kim loại được sử dụng làm mảnh lưỡi cắt của dao tiện, dao phay vì nó có độ cứng, độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao, có thể làm việc ở nhiệt độ lên đến 1.000 oC.
- Composite nền hữu cơ: Vật liệu composite nền hữu cơ có đặc điểm bền, nhẹ, chống ăn mòn, chịu va đập tốt và chịu nhiệt độ cao nên thường được sử dụng để chế tạo vỏ xuồng, ca nô, nhà vui chơi trẻ em,…
- Vật liệu nano với kích thước nhỏ có tính chất mới so với trạng thái bình thường:
+ Vật liệu nano chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt.
+ Nhôm bổ sung hạt nano làm độ bền và độ dẻo tăng lên nhiều lần.
+ Gốm sứ kết hợp hạt nano có cường độ và tính dẻo cao nhiều lần gốm sứ truyền thống.
+ Chất dẻo phức hợp hạt nano có độ bền và dẻo tương đương thép, dễ gia công hơn thép, chống tĩnh điện, cản tia tử ngoại,…
+ Kính phủ sơn nano chống bám nước, bám bụi, độ dẻo được nâng cao,…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Thép có hàm lượng carbon là?
A. < 2,14%
B. ≤ 2,14%
C. > 2,14 %
D. ≥ 2,14%
Câu 2: Gang là gì ?
A. Là hợp kim của sắt và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
B. Là hợp kim của sắt và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
C. Là hợp kim của nhôm và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
D. Là hợp kim của nhôm và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
Câu 3: Đâu là vật liệu cơ khí mới?
A. Hợp kim đồng
B. Gốm ôxit
C. Nhựa nhiệt rắn
D. Composite nền kim loại
Câu 4: Gang thường gồm?
A. gang cứng, gang giòn, gang dẻo
B. gang xám, gang cứng, gang dẻo
C. gang xám, gang trắng, gang dẻo
D. gang đen, gang trắng, gang cứng
Câu 5: Tính chất của hợp kim đồng là?
A. Độ dẻo cao
B. Chống ăn mòn tốt
C. Tính dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án gợi ý:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hợp kim đồng được phân loại thành những loại nào? Tính chất của hợp kim đồng là gì?
Câu 2: Khi chi tiết ống nối và bạc đỡ cần phải chịu lực tốt, điều này cho thấy yêu cầu gì về vật liệu?
Câu 3: Yêu cầu chống mài mòn và ma sát cao đối với chi tiết bạc lót và ổ trượt có ý nghĩa gì về đặc điểm vật liệu cần sử dụng?
Câu 4: Gốm oxit có những đặc điểm nổi bật nào?