Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động
Slide điện tử Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 22: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA VÀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Kể tên một số phương pháp khởi động động cơ đốt trong trong thực tế.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa
- Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa
- Tìm hiểu về phân loại hệ thống đánh lửa
- Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa thường
Tìm hiểu hệ thống đánh lửa điện tử
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Nêu nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi (SGK – tr98):
Câu 1. Bugi đánh lửa cần ở thời điểm nào trong quá trình làm việc để được coi là đúng?
Câu 2. Tại sao khi động cơ không hoạt động, bugi cần được kiểm tra trước tiên?
Nội dung gợi ý:
- Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện cao áp tại bugi để đốt cháy hỗn hợp khí trong xi-lanh động cơ xăng vào đúng thời điểm, phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
*Trả lời câu hỏi (SGK – tr98)
1. Bugi đánh lửa vào cuối kì nén thì được coi là đúng thời điểm.
2. Động cơ không nổ được ta cần kiểm tra bugi vì không nổ tức không có quá trình cháy xảy ra. Do đó kiểm tra xem bugi có đánh lửa được hay không.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về phân loại hệ thống đánh lửa
GV đặt câu hỏi: Hệ thống nhiên liệu đánh lửa được phân loại thế nào?
Nội dung gợi ý:
Hệ thống đánh lửa thường được phân loại như sau:
+ Hệ thống đánh lửa thường.
+ Hệ thống đánh lửa điện từ.
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa thường
GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 22.1 cho biết cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (SGK tr99):
1. Mối liên hệ giữa số vấu cam (7) và số xilanh của động cơ là gì?
2. Cho biết thứ tự đánh lửa ở các bugi trên sơ đồ 22.1
Nội dung gợi ý:
a) Cấu tạo
*Trả lời câu hỏi (SGK – tr98)
- Hệ thống đánh lửa thường (hình 22.1) bao gồm: ắc quy, biến áp đánh lửa, bộ phận tạo xung (cam (7), tiếp điểm KK', lò xo (8), tụ C, bộ chia điện (5), mạch sơ cấp, mạch cao áp và bugi.
b) Nguyên lí làm việc
*Trả lời câu hỏi (SGK – tr98)
- Khóa điện đóng, tiếp điểm KK’ đang ở trạng thái đóng, mạch sơ cấp có dòng điện từ cực dương ắc quy qua R1 đến W1 đến KK’ về cực âm ắc quy.
- Khi cam quay đến tách cặp tiếp điểm KK’ làm dòng điện về 0, từ thông qua W1 biến thiên nhanh, cảm ứng qua W2 tạo ra suất điện động cảm ứng có điện áp cao đến bộ chia điện, đến bugi đánh lửa theo thứ tự.
*Trả lời câu hỏi (SGK – tr99)
1. Số vấu cam tương đương với số xilanh của động cơ.
2. Thứ tự đánh lửa của các bugi theo đúng thứ tự làm việc của các xilanh.
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu hệ thống đánh lửa điện tử
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 22.2, hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý của hệ thống đánh lửa điện tử. Nêu sự khác biệt giữa bộ phận tạo xung của hệ thống đánh lửa thường (hình 22.1) và hệ thống đánh lửa điện tử (hình 22.2).
Nội dung gợi ý:
a) Cấu tạo
*Trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr99)
- Cấu tạo chung gồm: ắc quy, biến áp đánh lửa, IC đánh lửa, bộ điều khiển trung tâm ECU; bugi
b) Nguyên lí làm việc
*Trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr99)
Khóa điện đóng, tranzitor mở, dòng điện sơ cấp đi từ cực dương ắc quy đến cuộn W1 của biến áp đánh lửa rồi đến tranzitor của IC đánh lửa và về cực âm ắc quy.
- ECU nhận tín hiệu từ cảm biến, ra tín hiệu điều khiển đánh lửa đến IC đánh lửa làm tranzitor bị khóa. Lúc này, dòng điện trong mạch sơ cấp giảm đột ngột về không, làm từ thông trong W1 biến thiên nhanh, cảm ứng sang W2 tạo suất điện động cảm ứng có điện áp cao đến bugi thực hiện đánh lửa.
*Trả lời câu hỏi 2 (SGK – tr99)
Hệ thống đánh lửa thường (hình 22. 1) có các bộ phận chính sau: ắc quy: biến áp đánh lửa; bộ phận tạo xung gồm: cam (7), tiếp điểm KK' , lò xo (8) và tụ C: bộ chia điện mạch sơ cấp, mạch cao áp, bugi.
Hệ thống đánh lửa điện tử có các bộ phận chính: ắc quy, biến áp đánh lửa, IC đánh lửa, bộ điều khiển trung tâm, bugi
…..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS luyện tập làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Loại máy nào dưới đây được khởi động bằng động cơ điện?
A. ô tô
B. xe máy
C. máy kéo
D. cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hệ thống đánh lửa nào được sử dụng phổ biến?
A. Hệ thống đánh lửa thường có tiếp điểm
B. Hệ thống đánh lửa thường không tiếp điểm
C. Hệ thống đánh lửa điện tử có tiếp điểm
D. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
Câu 3: Động cơ điện làm việc nhờ:
A. Dòng một chiều của pin
B. Dòng một chiều của ắc quy
C. Dòng xoay chiều
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4: Trong sơ đồ hệ thống đánh lửa thường, tụ điện C lắp xong song cặp tiếp điểm KK' có vai trò gì?
A. Tạo suất điện động cảm ứng có điện áp cao đến bộ chia điện
B. Dập tắt tia lửa điện sinh ra tại tiếp điểm trong quá trình làm việc
C. Nối tắt điện trở R1 khi khởi động đảm bảo dòng sơ cấp không bị giảm
D. Tạo dòng điện biến thiên nhanh ở cuộn sơ cấp W1
Câu 5: Động cơ xăng cần hệ thống đánh lửa vì:
A. Hòa khí có nhiệt độ rất cao
B. Hòa khí chưa đủ nóng để tự bốc cháy
C. Hòa khí có nhiệt độ thấp
D. Hòa khí có áp suất cao
Đáp án gợi ý:
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: So sánh giữa hệ thống đánh lửa truyền thống và hệ thống đánh lửa điện tử.
Câu 2: Giải thích cách hoạt động của hệ thống khởi động từ tích điện (starter motor).