Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 6: Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí
Slide điện tử Bài 6: Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6: KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Thế nào là phương pháp gia công cơ khí ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khái niệm
- Phân loại
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I . KHÁI NIỆM
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Các vai trò chính của gia công cơ khí là gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Phương pháp gia công cơ khí là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
- Vai trò của gia công cơ khí là biến đổi các vật liệu cơ khí thành các sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Ví dụ: Sử dụng phương pháp gia công cơ khí để biến đổi vật liệu inox thành bộ dụng cụ đồ ăn, biến đổi vật liệu đồng thành các bức tượng.
- Quá trình vận chuyển và kiểm đếm sản phẩm không phải là quá trình gia công cơ khí.
II. PHÂN LOẠI
GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là gia công không phoi ?
Nội dung ghi nhớ:
Gia công không phoi là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại bỏ ra khỏi sản phẩm. Thường sử dụng để chế tạo phôi hoặc các chi tiết yêu cầu về độ chính xác không cao.
- Gia công cắt gọt là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công. THường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác cao.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Phương pháp gia công cơ khí là gì?
A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.
Câu 2: Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí được chia làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Quá trình liên quan trực tiếp đến việc thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất vật liệu là quá trình
A. Công nghệ
B. Sản xuất
C. Gia công
D. Lắp ráp
Câu 4: Chọn câu sai: Sản phẩm cơ khí là
A. Chi tiết
B. Bộ phận máy
C. Máy hoàn chỉnh
D. Phôi
Câu 5: Chất lượng của sản phẩm được tạo ra bởi gia công cơ khí sẽ được đánh giá thông qua yếu tố nào?
A. Độ chính xác về kích thước
B. Độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt
C. Độ chính xác về hình dạng và chất lượng bề mặt gia công
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án gợi ý:
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể để minh họa vai trò của gia công cơ khí.
Câu 2: So sánh sự khác biệt giữa gia công cắt và gia công phôi.