Soạn giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 8 Chương 3 Bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5: HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH VUÔNG (4 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình chữ nhật.
  • Nhận biết được dấu hiệu để một hình bình hành là hình chữ nhật (ví dụ: hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật).
  • Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình vuông.
  • Nhận biết được dấu hiệu để một hình chữ nhật là hình vuông (ví dụ: hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông).

-2. Năng lực 

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: 

  • Tư duy và lập luận toán học
  •  Mô hình hóa toán học; 
  • Giao tiếp toán học
  • Giải quyết vấn đề toán học.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 

2 - HS: 

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Ôn tập và củng cố kiến thức về hình thoi và hình bình hành để có thể khám phá các tính chất hình chữ nhật và hình vuông.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về các hình chữ nhật trong thực tế hằng ngày. 

Tạo động cơ và giúp HS có hứng thú với nội dung bài học.

  1. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. 
  2. c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận thực hiện yêu cầu của hoạt động. 

“  Bề mặt mỗi viên gạch trong hình bức tường có dạng là một hình chữ nhật được minh hoạ bởi hình bên. Hãy vẽ hình tứ giác ABCD mô phỏng bề mặt một viên gạch vào vở của em?”

+ Trước khi vẽ, GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS:

"Quan sát viên gạch hình chữ nhật, em thấy các cạnh và các góc có gì đặc biệt?"

+ GV hỗ trợ, hướng dẫn HS để HS vẽ hình đúng, đạt yêu cầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả: 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hình chữ nhật và hình vuông. Để biết hình chữ nhật và hình vuông có những đặc điểm, tính chất gì chúng ta sẽ vào bài ngày hôm nay”.

Bài 5: Hình chữ nhật – hình vuông.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hình chữ nhật

  1. a) Mục tiêu:

- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về định nghĩa, tính chất đặc trưng của hình chữ nhật qua việc so sánh các tam giác bằng nhau.

- HS thực hành tính độ dài cạnh, đường chéo của hình chữ nhật để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt.

- Tạo cơ hội để HS  rèn luyện khả năng quan sát, nhận biết hình chữ nhật trong thực tế. ( biết cách kiểm tra chỉ sử dụng ê ke hoặc thước dây).

- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về dấu hiệu nhận biết của hình chữ  nhật.

  1. b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK 

  1. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết để thực hành làm các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS dùng thước đo góc thực hiện yêu cầu của HĐKP1 nhằm khám phá dấu hiệu đặc trưng của hình chữ nhật.  

GV chữa bài, chốt đáp án. 





- GV dẫn dắt, giới thiệu khái niệm hình chữ nhật như kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “Từ kết quả nhận được ở HĐKP1, các tứ giác có bốn góc vuông bằng 90o là hình chữ nhật”)

- GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS biết cách nhận biết hình chữ nhật.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐKP2 nhằm khám phá tính chất của HCN. (GV quan sát, hỗ trợ khi HS khó khăn) 

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm

GV chữa bài, chốt đáp án. 














- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra nhận xét + kết luận trong hộp kiến thức về tính chất của hình chữ nhật.

- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.



- GV phân tích đề bài Ví dụ 2, vấn đáp, gợi mở giúp HS biết cách chứng minh 1 tứ giác là hình chữ nhật.
- Từ kết quả của VD2, GV chú ý cho HS tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông trong phần Chú ý.


- HS áp dụng kiến thức phần chú ý hoàn thành bài tập Thực hành 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.

GV gọi một vài HS trình bày kết quả.




- GV tổ chức cho HS hoàn thành Vận dụng 1,  thuyết trình theo nhóm với trang trình chiếu minh hoạ Vận dụng 1.




- HS thực hiện theo nhóm, thảo luận HĐKP3. GV tổ chức + giao nhiệm vụ cho HS thực hiện HĐKP3.

+ Nhóm 1 + 3: ý a

+ Nhóm 2 + 4: ý b

GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.






















- Từ kết quả của HĐKP3, GV giới thiệu các dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật như trong khung kiến thức.

- GV lưu ý cho HS các dấu nhiện biết khác của hình chữ nhật trong phần Chú ý.




- HS áp dụng thực hiện Ví dụ 3.


- HS thực hành nhận biết hình chữ nhật để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt hoàn thành Thực hành 2.








- HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế nhận biết các khung cửa hình chữ nhật bằng cách chỉ sử dụng ê ke hoặc thước dây hoàn thành Vận dụng 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.  

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật.

1. Hình chữ nhật

  • Định nghĩa

HĐKP1:

Dùng thước đo góc ta xác định được:

A=90°,B=90°,C=90°,D=90°

Nhận xét: A=B=C=D=90°

Kết luận:

Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.

Ví dụ 1: (SGK – tr82)

  • Tính chất:

HĐKP2 

a) Ta có:

+ AB ⊥ AD, CD ⊥ AD

⇒AB // CD

+ AD ⊥ AB, BC  ⊥ AB

⇒AD // BC

b) Xét tứ giác ABCD có:

AB // CD

AD // BC

ABCD là hình bình hành.

⇒AD = BC (tính chất hình bình hành).

Xét ∆ABD và ∆BAC có:

BAD=ABC=90°

AB là cạnh chung;

AD = BC (cmt)

Do đó ∆ABD = ∆BAC (hai cạnh góc vuông).

Chú ý:

Hình chữ nhật cũng là hình thang cân và cũng là hình bình hành.

Kết luận:

Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Ví dụ 2: (SGK – tr83)

Chú ý:

- Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng nửa cạnh huyền.

- Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

Thực hành 1:

a

8

15

12

b

6

3

5

d

10

24

13


Vận dụng 1.

Bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế: mặt bảng viết; mặt bìa quyển vở; màn hình ti vi, mặt tủ lạnh,…


  • Dấu hiệu nhận biết

HĐKP3

a)

Do ABCD là hình bình hành

{AB // CD  AD // BC

Do BADlà góc vuông ⇒AD ⊥ AB

Có:

+) {AB // CD  AD ⊥ AB ⇒AD ⊥ CD 

Hay ADClà góc vuông.

+) {AD // BC  AD ⊥ AB ⇒BC ⊥ AB 

Hay ABC là góc vuông.


b) Xét hình bình hành ABCD có:

 AB // CD 

ABCD cũng là hình thang có hai cạnh đáy là AB và CD.

Lại có hai đường chéo AC = BD 

ABCD là hình thang cân.

Do đó: {ABC=DCB BAD=CDA

Tương tự ta cũng có: BAD=ABC

BAD=ABC=DCB=CDA

Mà: BAD+ABC+DCB+CDA=360°

Hay 4BAD=360°, do đó BAD=90°

Kết luận:

Ta có dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật như sau:

1. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

2. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Chú ý:

- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

Ví dụ 3: (SGK – tr84)

Thực hành 2.

Gọi tứ giác đã cho là ABCD (hình vẽ).

+ Dùng compa kiểm tra được AB = CD; AD = BC và AC = BD.

+ Tứ giác ABCD có AB = CD và AD = BC nên là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo AC = BD nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.

Vận dụng 2.

a) Dùng êke ba lần ta đo ba góc:

DAB,ABC,BCDta được DAB=90o,ABC=90o,BCD=90o

Xét tứ giác ABCD có:

 DAB=90oABC=90oBCD=90o

⇒ ABCD là hình chữ nhật.

b) Sử dụng một cuộn dây:

+ Ta đo đoạn thẳng AB bằng cách đánh dấu 2 điểm trên đoạn dây sao cho hai điểm đánh dấu trùng với hai điểm A, B.

+ Đặt điểm đánh dấu thứ nhất trùng với điểm D và kiểm tra thấy điểm đánh dấu còn lại trùng với điểm C. Khi đó AB = CD.

+ Làm tương tự ta cũng xác định được AD = BC và AC = BD.

Tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC nên là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo AC = BD nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.

 

Hoạt động 2: Hình vuông

  1. a) Mục tiêu:

- HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về định nghĩa, tính chất đặc trưng của hình vuông.

- HS thực hành nhận biết hình vuông thông qua sử dụng định nghĩa để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt. (nhận biết thông qua việc đo đạc bằng thước và êke).

- Tạo cơ hội để HS rèn luyện khả năng qun sát, nhận biết hình vuông trong thực tế.

- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về dấu hiệu nhận biết của hình vuông qua việc bổ sung thêm tính chất cho một hình thoi hoặc hình chữ nhật.

  1. b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về hình vuông theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng trong SGK. 

  1. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hai phân thức bằng nhau để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ , Thực hành .
  2. d) Tổ chức thực hiện:

=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 5 Hình chữ nhật – Hình vuông, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 5 Hình chữ nhật – Hình vuông

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI