Soạn giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 1: Hình chóp tam giác đều - Hình chóp tứ giác đều
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 8 chương 2 bài 1: Hình chóp tam giác đều - Hình chóp tứ giác đều sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG 2. CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄNBÀI 1: HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU – HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU (3 tiết)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Mô tả được các yếu tố cơ bản: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, cạnh đáy của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
- Giải quyết các vấn đề thực tiễn gắn với hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
-2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học
- Mô hình hóa toán học:
+ Tạo lập hình chóp tam giác đều.
+ Tạo lập hình chóp tứ giác đều.
- Giao tiếp toán học
- Phẩm chất
- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh và mô hình liên quan đến nội dung bài học (hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều),..
2 - HS:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
- Chuẩn bị tờ giấy bìa, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- Qua bài toán toán thực tế, HS nhận dạng những vật thể trong đời sống từ đó nhận dạng được hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
Tạo động cơ và giúp HS có hứng thú với nội dung bài học.
- b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả.
- c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận thực hiện yêu cầu của hoạt động. (chưa cần HS giải):
“Hãy cho biết các mặt bên của kim tự tháp và khối rubik ở bên dưới là các hình gì?”
(GV có thể trình chiếu video, hình ảnh về hình chóp tam giác đều, tứ giác đều)
+ GV dẫn dắt, gợi ý để HS đưa ra câu trả lời.
+ GV có thể trình bày về hình kim tự tháp ở đầu chương: "Kim tự tháp là công trình kiến trúc có cấu trúc vững chãi, thẩm mĩ."
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Các hình ảnh trên được gọi là hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều? Hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều có đặc điểm như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu vào bài học ngày hôm nay”.
Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hình chóp tam giác đều – hình chóp tứ giác đều
- a) Mục tiêu:
- HS tìm hiểu và mô tả một số yếu tố của hình chóp tam giác đều như: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, cạnh đáy.
- b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đặc điểm hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK
- c) Sản phẩm: HS ghi nhớ các đặc điểm hình chóp tam giác đều, hình chóp tam giác đều, nhận diện và mô tả được các đặc điểm của chúng để thực hành làm các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐKP nhằm ôn lại khái niệm mặt bên và mặt đáy, đồng thời ôn lại hình lăng trụ làm quen với hình chóp tam giác đều. (GV quan sát, hỗ trợ khi HS khó khăn) + GV gọi một vài HS trình bày kết quả. + GV đặt thêm câu hỏi: Hình nào có các mặt bên là các tam giác bằng nhau và có đáy là tam giác đều? Hình nào có các mặt bên là các tam giác bằng nhau và có đáy là hình vuông? GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV dẫn dắt, đi đến kiến thức trọng tâm như trong SGK. v Hình chóp tam giác đều + GV chiếu Slide hình chóp tam giác đều và yêu cầu HS chỉ ra đỉnh, cạnh bên, mặt bên, cạnh đáy và mặt đáy. + GV lưu ý HS về khái niệm đường cao và chiều cao hình chóp: HS chưa học khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, vì vậy GV có thể diễn tả sơ qua về khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng để hình thành nên khái niệm đường cao của hình chóp. (không đi sâu vì vấn đề này sẽ được học kĩ ở THPT). + GV lưu ý thêm cho HS chân đường cao của hình chóp tam giác đều là giao điểm của ba đường trung trực, cũng là giao điểm của ba đường trung tuyến, ba đường cao, ba đường phân giác của tam giác đều đó. - GV mời một vài HS nhận dạng, mô tả lại các đặc điểm của hình chóp tam giác đều.
- HS áp dụng kiến thức hoàn thành bài Thực hành 1. (HS nói cho nhau nghe và sửa lỗi). GV chữa bài và lưu ý HS những nhầm lẫn hay mắc phải. + GV dẫn dắt giúp HS phân biệt đường cao và chiều cao: Trong bài thực hành này, đường cao của hình chóp tam giác đều A.MNPQ là AH, độ dài AH là chiều cao. + GV nhấn mạnh giúp HS khắc sâu tính chất các cạnh bên bằng nhau, các cạnh đáy bằng nhau của hình chóp tam giác đều.
v Hình chóp tứ giác đều - GV chiếu Slide hình chóp tứ giác đều và yêu cầu HS chỉ ra đỉnh, cạnh bên, mặt bên, cạnh đáy và mặt đáy. - GV lưu ý HS trong trường hợp hình chóp tứ giác đều, chân đường cao là giao điểm hai đường chéo của hình vuông.
- HS áp dụng kiến thức hoàn thành bài Thực hành 2. GV gọi một vài HS trình bày kết quả. + GV dẫn dắt giúp HS phân biệt đường cao và chiều cao: Trong bài thực hành này, đường cao của hình chóp tứ giác đều A.MNPQ là AH, độ dài AH là chiều cao. + GV nhấn mạnh giúp HS khắc sâu tính chất các cạnh bên bằng nhau, các cạnh đáy bằng nhau của hình chóp tứ giác đều.
- HS vận dụng kiến thức vào hình ảnh thực tế hoàn thành bài tập Vận dụng 1. - GV giới thiệu các đặc điểm của hình chóp tam giác đều, tứ giác đều (nếu có) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS mô tả lại các đặc điểm của hình chóp tam giác đều, tứ giác đều. | 1. Hình chóp tam giác đều – hình chóp tứ giác đều HĐKP: a) Các mặt bên của Hình 1a, Hình 1b là hình chữ nhật. Các mặt bên của Hình 1c, Hình 1d là hình tam giác. b) Cả bốn hình (Hình 1a, 1b, 1c, 1d) đều có các cạnh bên bằng nhau. + Hình 1a và Hình 1c có đáy là tam giác đều. Vậy Hình 1a và Hình 1c có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình tam giác đều. c) Cả bốn hình (Hình 1a, 1b, 1c, 1d) đều có các cạnh bên bằng nhau. + Hình 1b và Hình 1d có đáy là hình vuông. Vậy Hình 1b và Hình 1d có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông. v Hình chóp tam giác đều v Hình S.ABC (Hình 2) là một hình chóp tam giác đều. Trong hình này: – S gọi là đỉnh. – Mặt ABC là một tam giác đều và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy) – Các đoạn thẳng SA, SB, SC bằng nhau và được gọi là các cạnh bên. – Ba mặt SAB, SBC, SCAlà các tam giác cân đỉnh S bằng nhau và được gọi là ba mặt bên. – Các đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là cạnh đáy. – Gọi O là trọng tâm của mặt đáy, khi đó SO gọi là đường cao, độ dài SO gọi là chiều cao. Thực hành 1. Hình chóp tam giác đều M.ABC ở Hình 3 có: + Các mặt bên: MAB, MBC, MAC; + Mặt đáy: ABC; + Đường cao: MO; + Độ dài cạnh bên: 15 cm (do các cạnh bên MA = MB = MC = 15 cm); + Độ dài cạnh đáy: 10 cm (do các cạnh đáy AB = BC = CA = 10 cm). v Hình chóp tứ giác đều Hình S.ABCD (Hình 4) là một hình chóp tứ giác đều. Trong hình này. - S gọi là đỉnh. - Mặt ABCD là một hình vuông và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy) - Các đoạn thẳng SA, SB, SC, SD bằng nhau và được gọi là các cạnh bên. - Bốn mặt SAB, SBC, SCD, SDA là các tam giác cần đỉnh S bằng nhau và được gọi là bốn mặt bên. - Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA được gọi là cạnh đáy. - Gọi O là giao điểm hai đường chéo của mặt đáy, khi đó SO là đường cao, độ dài SO là chiều cao Thực hành 2: a) Hình chóp tứ giác đều A.MNPQ ở Hình 5 có: + Đỉnh: A; + Các cạnh bên: AM, AN, AP, AQ; + Các mặt bên: AMN, ANP, APQ, AQM; + Các cạnh đáy: MN, NP, PQ, QM; + Mặt đáy: MNPQ; + Đường cao: AH. b) Cho biết AM = 5 cm, MN = 4 cm. Tìm độ dài các cạnh AN, AP, AQ, NP, PQ, QM. Xét hình chóp tứ giác đều A.MNPQ có: + AN = AP = AQ = AM = 5 cm; + NP = PQ = QM = MN = 4 cm. Vận dụng 1. a) Chiếc hộp dạng hình chóp tam giác đều S.MNP ở Hình 6 có: + Mặt đáy: MNP; + Các mặt bên: SMN, SNP, SPM; + Các cạnh bên: SM, SN, SP. b) Xét chiếc hộp dạng hình chóp tam giác đều S.MNP có: + SN = SP = SM = 4 cm; + NP = PQ = MN = 3 cm. c) Tam giác đáy MNP là tam giác đều nên mỗi góc của tam giác này bằng 60°.
|
Hoạt động 2: Tạo lập hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều
- a) Mục tiêu:
- HS vẽ được hình khai triển, cắt, gấp tạo lập hình chóp.
- Tăng cường tính trực quan và hoạt động cụ thể bằng các vật liệu giúp HS hình thành và phá triển tư duy.
- b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về tạo lập hình chóp theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng trong SGK.
- c) Sản phẩm: HS vận dụng linh hoạt, trực quan kiến thức về tạo lập hình chóp để thực hành hoàn thành bài tập Thực hành 3,4; Vận dụng 2,3.
- d) Tổ chức thực hiện:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác