Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 25: Sinh sản ở thực vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 11 Bài 25: Sinh sản ở thực vật sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 25. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
- So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật, có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tình, hình thành hạt, quả.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng tự đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kỹ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở thực vật để giải thích được cơ sở khoa học và đưa ra được các biện pháp kĩ thuật nhằm điều chỉnh khả năng, tốc độ sinh sản của cây trồng trong sản xuất.
Năng lực sinh học
- Năng lực nhận thức sinh học:
- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
- Nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
- So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
- Nêu được cấu tạo chung của hoa.
- Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thự tỉnh, hình thành hạt, quả.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sinh sản ở thực vật để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet,...
- Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh liên quan đến sinh sản ở thực vật.
- Phiếu học tập
- Đối với HS
- SHS sinh học 11.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:
“Các loài thực vật có những chiến lược sinh sản như thế nào để đảm bảo cho chúng thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
Các loài thực vật có những hình thức sinh sản như:
Sinh sản vô tính tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.
Sinh sản hữu tính tạo ra sự đa dạng di truyền, đời con có những đặc điểm thích nghi với môi trường tốt hơn đời bố mẹ. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường thường xuyên biến đổi.
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để hiểu thêm kiến thức về sinh sản ở thực vật thì chúng ta cùng nghiên cứu Bài 25: Sinh sản ở thực vật.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính
- Mục tiêu:
- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp kỹ thuật các mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
- Sản phẩm: câu trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162 và kết luận về sinh sản vô tính.
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm và hoạt động thành hai vòng Vòng 1: Giao việc cho nhóm chuyên gia Nhóm 1, 2: Đọc thông tin mục I.1, quan sát hình 25.1 để tìm hiểu hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật Nhóm 3, 4: Đọc thông tin mục I.1, quan sát hình 25.2 để tìm hiểu hình thức sinh sản bằng bào tử Vòng 2: Thành lập nhóm các mảnh ghép: + Mỗi nhóm được thành lập từ nửa số thành viên của mỗi nhóm chuyên gia. + Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại các cho cả nhóm kết quả tìm hiểu của nhóm chuyên gia Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: + Trả lời CH 1 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162: Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ? Đặc điểm này có lợi thế trong điều kiện môi trường như thế nào? + Hoàn thành phiếu học tập 01 (đính kèm bên dưới HĐ1) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời CH 2, 3 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162: 2. So sánh ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống in vitro với các phương pháp nhân giống vô tính khác. 3. Để bảo tồn các cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống nào? Tại sao - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày tóm tắt ý kiến chung của nhóm. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. SINH SẢN VÔ TÍNH 1. Hình thức sinh sản vô tính Trả lời CH1 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con được tạo thành từ một phần hoặc toàn bộ cơ quan như thân, lá, rễ của cây mẹ dựa trên cơ chế nguyên phân. → cây con mang bộ gene giống hệt với cây mẹ → chúng sẽ có đặc điểm giống với cây mẹ và giống nhau giữa các cây con tạo ra từ cùng một cây mẹ ban đầu. Hình thức sinh sản sinh dưỡng góp phần tăng nhanh số lượng cây con, giúp loài duy trì nòi giống trong trường hợp mật độ quần thể thấp, đồng thời cây con sinh ra sẽ thích nghi tốt trong điều kiện môi trường sống ổn định, ít biến đổi (tương đồng với điều kiện sống của cây mẹ). Tuy nhiên, khi môi trường sống thay đổi, cây con tạo ra bằng hình thức sinh sản vô tính khó thích nghi và dễ bị đào thải. Đáp án PHT 01 (đính kèm bên dưới HĐ1) Kết luận: Thực vật sinh sản vô tính bằng cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử. 2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn Trả lời CH2, 3 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162: 2. (đính kèm bên dưới HĐ1) 3. Để bảo tồn và phát triển loài cây có nguy cơ tuyệt chủng nên áp dụng biện pháp nhân giống in vitro. Một quy trình nhân giống tạo cây hoàn chỉnh chỉ cần sử dụng mảnh mô của cây mẹ sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt các cá thể trong quần thể tham gia duy trì nòi giống của loài thông qua sản hữu tính. Việc nhân giống in vitro có thể tạo ra một số lượng lớn các cá thể trong khoảng thời gian ngắn, điều này giúp gia tăng số lượng cá thể của loài. Kết luận Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nhân giống in vitro để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người. |
Nội dung PHT01:
PHIẾU HỌC TẬP 01 Nhóm:........... Lớp……………. Họ và tên thành viên:....................................................................................... Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:
|
Đáp án PHT 01
Đặc điểm phân biệt | Sinh sản bằng bào tử | Sinh sản vô tính (Sinh sản sinh dưỡng) |
Nguồn gốc cây con | Bào tử nằm trong túi bào tử của cây mẹ | Từ một phần của cơ thể mẹ, có thể là rễ, thân, lá |
Khả năng phát tán | Rộng | Hẹp |
Xen kẽ hệ thống lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời | Có | Không |
Số lượng cá thể tạo được trong một lần sinh sản | Nhiều | Ít |
Gặp ở nhóm thực vật | Rêu, dương xỉ | Đa số các loài thực vật: khoai lang, khoai tây, thuốc bỏng, dâu tây,... |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo