Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 11 Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
  • Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
  • Nêu được khái niệm nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều hòa cân bằng nội môi.
  • Nêu được một số cơ quan tham gia điều hòa cần bằng nội môi và một số hằng số nội môi.
  • Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận và các biện pháp phòng chống một số bệnh về hệ tiết niệu như suy thận, sỏi thận…
  • Nêu được tầm quan trọng của xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về bài tiết và cân bằng nội môi, tự trả lời các câu hỏi ở hộp Dừng lại và suy ngẫm.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung bài tiết và cân bằng nội môi.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung bài tiết và cân bằng nội môi.
  • Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức về bài tiết và cân bằng nội môi đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh thận.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết; Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi; Nêu được khái niệm nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều hòa cân bằng nội môi; Nêu được một số cơ quan tham gia điều hòa cần bằng nội môi và một số hằng số nội môi.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận và các biện pháp phòng chống một số bệnh về hệ tiết niệu như suy thận, sỏi thận…
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Nêu được tầm quan trọng của xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến bài tiết và cân bằng nội môi.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm về bài tiết và cân bằng nội môi…), có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong phòng chống bệnh thận.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về cấu tạo và hoạt động của hệ bài tiết, các sơ đồ cân bằng nội môi.
  • Mẫu vật thật hoặc mô hình các loại về hệ tiết niệu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà tích tụ trong cơ thể?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • Các chất này ứ đọng lại trong cơ thể sẽ gây rối loạn các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong.
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Như vậy bài tiết đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Vậy cơ quan nào của cơ thể đảm nhiệm chức năng bài tiết? Cơ chế cân bằng nội môi trong cơ thể diễn ra như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 13. Bài tiết và cân bằng nội môi.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của bài tiết

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
  2. Nội dung: HS làm việc độc lập, đọc thông tin mục I trang 80, bảng 13.1 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi về khái niệm và vai trò của bài tiết
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK, quan sát bảng 13.1 trang 80 và trả lời câu hỏi 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 82.

- Dựa trên những hiểu biết về bài tiết, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sử dụng từ “bài tiết” trong trường hợp nào dưới đây là không đúng? Giải thích.

A. Bài tiết phân.

B. Bài tiết sữa.

C. Bài tiết nước bọt.

D. Bài tiết nước tiểu.

- Từ đó, GV yêu cầu HS định nghĩa: Bài tiết là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu ghi chép vào vở.

I. Khái niệm và vai trò của bài tiết

- Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 82:

+ HS tham khảo bảng 13.1 trả lời câu hỏi

- Đáp án câu hỏi củng cố kiến thức:

+ A – Gọi là thải phân vì phân không phải là sản phẩm của quá trình chuyển hóa.

+ B, C – Gọi là tiết sữa, tiết nước bọt vì sữa và nước bọt được tạo ra từ quá trình chuyển hóa nhưng không phải là chất độc hại, chất dư thừa mà cơ thể cần loại bỏ.

+ D – Gọi là bài tiết nước tiểu vì nước tiểu được tạo ra từ quá trình chuyển hóa, bao gồm các chất độc hại, dư thừa mà cơ thể cần thải ra ngoài.

⇨     Kết luận:

- Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hóa cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác