Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.
  • Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP và NADPH).
  • Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.
  • Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột), đối với cây và đối với sinh giới.
  • Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.
  • Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập về cơ chế quá trình quang hợp.
  • Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến quang hợp.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật; Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP và NADPH).
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột), đối với cây và đối với sinh giới; Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng; Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập, quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
  • Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thỏa thuận trong môn học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập, nghiên cứu. Có tình yêu với thiên nhiên nói chung và thực vật nói riêng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu, giấy A3, bút dạ màu.
  • Tranh, ảnh và video khái quát về cấu tạo của lá cây, quá trình quang hợp, các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp.
  • Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Bài 4. Quang hợp ở thực vật

Câu 1: Quang hợp ở thực vật là gì?

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 2: Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

..................................................................................................................

Câu 3: Sản phẩm của quang hợp là gì và chúng có vai trò như thế nào đối với sinh giới?

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 4: Hệ sắc tố ở cây xanh được chia làm mấy nhóm? Cho biết vai trò của các nhóm sắc tố này trong quang hợp.

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 5: Đọc thông tin phần II.1 và II.2 SGK trang 28 – 29 và hoàn thành các nội dung sau:

a) Hoàn thiện bảng sau: (Gợi ý: Các pha diễn ra tại vị trí nào của lục lạp? Quan sát hình 4.2, cho biết nguyên liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng là gì?)

Quá trình quang hợp

Nơi diễn ra

Nguyên liệu

Sản phẩm

Pha sáng

 

 

 

Pha tối

 

 

 

b) Phân biệt con đường cố định CO2 trong pha tối ở thực vật C3, C4 và CAM.

Nội dung

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Điều kiện sống

 

 

 

Không gian diễn ra

 

 

 

Thời gian thực hiện

 

 

 

Chất nhận CO2 đầu tiên

 

 

 

Sản phẩm đầu tiên

 

 

 

Cường độ quang hợp

 

 

 

Nhu cầu nước

 

 

 

Ví dụ

 

 

 

Câu 6: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp

a) Ánh sáng

- Ảnh hưởng đến quang hợp: .......................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

- Ví dụ: ......................................................................................................

b) Khí CO2

- Ảnh hưởng đến quang hợp: .......................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

- Ví dụ: ......................................................................................................

c) Nhiệt độ

- Ảnh hưởng đến quang hợp: .......................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

- Ví du: ......................................................................................................

Câu 7: Vì sao quang hợp quyết định năng suất cây trồng? Nêu một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp.

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

.................................................................................................................. ..................................................................................................................

  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS xem video khái quát về oxygen, trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Quan sát video sau đây, cho biết nguồn thức ăn và nguồn oxygen góp phần duy trì sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu?

https://www.youtube.com/watch?v=0s2gT7Pg2gI

(từ 0:00 đến 2:53)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS quan sát và trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • Nguồn thức ăn và nguồn oxygen góp phần duy trì sự sống trên Trái Đất bắt nguồn chủ yếu từ quá trình quang hợp của các sinh vật quang tự dưỡng.
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để nồng độ khí oxygen duy trì ở mức 21% như hiện nay, quá trình quang hợp đóng một vai trò rất quan trọng? Vậy quá trình quang hợp diễn ra như thế nào? Quang hợp có ảnh hưởng gì đến năng suất cây trồng? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 4. Quang hợp ở thực vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về quang hợp

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật; Viết được phương trình quang hợp; Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật; Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành câu 1, 2, 3, 4 phiếu học tập và câu hỏi trong mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 27, tìm hiểu thông tin mục Em có biết SGK trang 34 để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập câu 1, 2, 3, 4 và câu trả lời mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 27.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 26, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong phiếu học tập.

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết nêu một vài ứng dụng về vai trò của quang hợp trong đời sống hàng ngày.

- GV giới thiệu hình ảnh về các loại rau lá xanh, phần xanh của cây, các loại quả có màu: ớt, cà chua, cà rốt… yêu cầu HS quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Chất nào đã tạo nên màu sắc cho các bộ phận của thực vật?

+ Khi cần bổ sung Vitamin A, nên sử dụng các loại quả có màu sắc như thế nào? Tại sao?

+ Vì sao chúng ta lại nhìn thấy màu sắc của lá xanh, quả ớt đỏ, cà rốt cam?

- Dựa trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 4.1 SGK trang 27 hoàn thành câu 4 trong phiếu học tập.

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 27.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV mở rộng kiến thức qua mục Em có biết SGK trang 34.

I. Khái quát về quang hợp

- Đáp án câu 1 phiếu học tập:

Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và nước thành hợp chất hữu cơ C6H12O6, đồng thời giải phóng O2.

- Đáp án câu 2 phiếu học tập:

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

 

- Đáp án câu 3 phiếu học tập:

Sản phẩm của quang hợp là:

- C6H12O6:

+ Cung cấp nguồn chất hữu cơ cho cây và các sinh vật dị dưỡng.

+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, y dược.

- O2: điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính.

- Năng lượng: duy trì hoạt động của sinh giới.

- Đáp án câu hỏi vận dụng:

Năng lượng từ than đá, củi đun; cung cấp lương thực (gạo, khoai tây, sắn…)

- Đáp án câu hỏi thảo luận phần I.3

+ Các sắc tố.

+ Quả có màu đỏ, cam, vàng có nhiều  – carotene là tiền chất của vitamin A.

+ Chúng ta nhìn thấy màu sắc của lá, quả do ánh sáng mặt trời có các tia quang phổ từ màu đỏ đến tím. Lá và quả không hấp thụ tia sáng màu tương ứng, bị phản lại vào mắt người, nhờ đó chúng ta thấy được màu sắc của chúng

- Đáp án câu 4 phiếu học tập:

+ Hệ sắc tố ở cây xanh gồm 2 nhóm chính: diệp lục (chlorophyll) và carotenoid.

+ Vai trò: tiếp nhận năng lượng ánh sáng (quang năng) và chuyển hóa thành hóa năng (ATP và NADPH).

- Đáp án câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 27:

Thực vật lá màu đỏ, vẫn có sắc tố màu lục nhưng hàm lượng sắc tố carotenoid nhiều hơn. Do đó, cây vẫn tiến hành quang hợp bình thường, nhưng cường độ quang hợp không cao

⇨     Kết luận:

Quang hợp là quá trình thực vật tổng hợp carbohydrate và giải phóng O2 từ chất vô cơ đơn giản (CO2, H2O) dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng và sự tham gia của hệ sắc tố quang hợp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật                              

  1. Mục tiêu: Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP và NADPH); Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp; Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi; Trình bày vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) đối với cây và đối với sinh giới.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm, đọc thông tin SGK trang 28 – 29, làm phiếu học tập và báo cáo theo kĩ thuật phòng tranh, trả lời câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu 5 trong phiếu học tập và câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm quan sát hình 4.2, 4.3, 4.4 và 4.5, đọc thông tin SGK trang 28 – 29, tìm hiểu nội dung dựa trên câu 5 phiếu học tập thực hiện nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1: Bảng 5a phiếu học tập.

+ Nhóm 2: Bảng 5b, cột Thực vật C3.

+ Nhóm 3: Bảng 5b, cột Thực vật C4.

+ Nhóm 4: Bảng 5b, cột Thực vật CAM.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên bảng nhóm, treo sản phẩm ở 4 vị trí và cử 1 HS ở lại. Các HS khác đóng vai khách tham quan đi nghe trình bày lần lượt tại các bức tranh của nhóm khác, đặt câu hỏi và hoàn thiện vào phiếu học tập của mình.

- GV yêu cầu các nhóm suy nghĩ và trả lời câu hỏi 2 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30. Từ đó chứng minh sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.6 và trả lời câu hỏi: Cho biết sản phẩm quang hợp ở ba nhóm thực vật C3, C4 và CAM là gì? Sản phẩm đó đóng vai trò gì đối với sinh giới?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành bảng nhóm và phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

 

II. Quá trình quang hợp ở thực vật

- Đáp án câu 5 trong phiếu học tập (bên dưới).

- Đáp án câu hỏi 2 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30:

+ Các nhóm thực vật được gọi là C3, C4 dựa trên sản phẩm đầu tiên trong quá trình cố định CO2 ở pha tối:

Thực vật C3 – hợp chất 3C (PGA)

Thực vật C4 – hợp chất 4C (OAA)

Thực vật CAM - Crassulacean Acid Metabolism: tên họ thực vật lần đầu phát hiện cơ chế của nhóm này (Crassulacean).

+ Thực vật C3: sống trong điều kiện ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường. Khi nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng lớn có thể diễn ra quang hô hấp.

Thực vật C4: sống ở nơi có cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao, có khả năng dự trữ CO2 trong mô thịt lá → có thể cố định COở nồng độ thấp khi khí khổng đóng → hạn chế sự mất nước.

Thực vật CAM: sống ở vùng khô hạn như hạn chế về nguồn nước (sa mạc) → để tiết kiệm nước, khí khổng thường đóng vào ban ngày và mở ra và ban đêm để lấy CO2. Do đó, thực vật CAM: cố định CO2 vào ban đêm, còn chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng.

⮚    Nhờ có thêm cơ chế dự trữ CO2, thực vật C4 và CAM có thể thích nghi trong điều kiện bất lợi của môi trường.

- Đáp án câu hỏi về sản phẩm quang hợp:

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác