Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 11 Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 22. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

 

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật 
  • Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, các giai đoạn phát triển của con người.
  • Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
  • Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với  đời sống của chúng.
    • Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.
  • Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển để áp dụng chế độ ăn uống hợp lí.
  • Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
    • Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.
    • Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
  • Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
    • Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn
  • Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc bản thân và người khác.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, Tóm tắt được nội dung về sinh trưởng và phát triển ở động vật, tự trả lời các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm; chủ động thu thập thông tin liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở người và động vật qua tài liệu, internet,...
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung sinh trưởng và phát triển ở động vật, gặp cán bộ y tế để tìm hiểu các bệnh lây truyền qua quan hệ rình đục, hậu quả mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng những kiến thức về sinh trưởng và phát triển đế đưa ra các biện pháp thúc đẩy sự sinh trưởng của một số loài động vật nuôi, biện pháp kìm hãm, tiêu diệt côn trùng gây hại, hoặc bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc bản thân ở tuổi dậy thì.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học: 
  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và hậu phôi).
  • Phân biệt các hình thức phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
  • Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.
  • Dựa vào hình ảnh (hoặc sơ đồ, video), trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.
  • Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển động vật (di truyền; giới tính; hormone sinh trưởng và phát triển).
  • Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.
  • Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển động vật (nhiệt độ, thức ăn,...).
  • Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
  • Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển để áp dụng chế độ ăn uống hợp lí.
  • Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: không lạm dụng hormone trong chăn nuôi; thiến hoạn động vật...)
  • Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn (ví dụ: để xuất được một số biện pháp hợp lí trong chăn nuôi nhằm tăng nhanh sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi; tiêu diệt côn trùng, muỗi,...).
  • Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc bản thân và người khác.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến sinh trưởng và phát triển.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm, tìm hiểu về các biện pháp tác động lên sinh trưởng và phát triển, kìm hãm, tiêu diệt côn trùng gây hại), có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm.
  • Có ý thức phòng tránh các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, tránh mang thai ngoài ý muốn.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC
  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Phiếu học tập
  1. Đối với HS
  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  • Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  • Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  • Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Quá trình một tế bào hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh diễn ra như thế nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: 

Hợp tử lớn lên và phát triển thành phôi và cơ thể nhờ có quá trình nguyên phân rất nhiều lần để hình thành một khối các tế bào gọi là phôi. 

Sau đó mỗi nhóm tế bào của phôi được phân hóa (biệt hóa) để phát triển thành một bộ phận hoặc một cơ quan của cơ thể cũng nhờ hình thức nguyên phân.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa nêu ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để tìm hiểu thêm kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật thì chúng ta cùng nghiên cứu Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật”

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở động vật.

  1. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở động vật.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK. 
  3. Sản phẩm: câu trả lời câu hỏi và kết luận về đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở động vật.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK đọc các thông tin mục I, sau đó tóm tắt lại các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- GV yêu cầu HS cho biết: Giai đoạn phôi và hậu phôi diễn ra ở đâu? 

- HS thảo luận nhóm trả lời CH thực tiễn: Quá trình phát triển phôi thai ở người có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nào? Hậu quả có thể xảy ra?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN

1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của động vật thế hiện qua:

+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thế không đều theo thời gian.

+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phấn khác nhau của cơ thế không giống nhau.

+ Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian khác nhau.

+ Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là khác nhau ở các loài động vật.

2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 

a) Giai đoạn phôi:

- Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh; 

- Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

- Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt → phôi nang → phôi vị →  tạo cơ quan.

b) Giai đoạn hậu phôi: 

- Diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra → diễn ra ngoài môi trường.

- Có thể là phát triển qua biến thái hoặc phát triển không qua biến thái.

Trả lời câu hỏi thảo luận

- Cơ thể người mẹ mang thai không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc lạm dụng một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá làm phôi thai phát triển kém, trẻ sinh ra nhẹ cân, sức sống kém.

- Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (lâu, giang mai....) có thể dẫn đến phôi thai phát triển không bình thường, dị tật, thậm chí thai chết.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình thức phát triển 

 

  • Mục tiêu: 

 

    • Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

 

  • Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với  đời sống của chúng.

 

  • Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

=> Xem toàn bộ Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 22 Sinh trưởng và phát triển ở động vật, Giáo án word sinh học 11 kết nối tri thức , Tải giáo án trọn bộ sinh học 11 kết nối tri thức Bài 22 Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI