Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 15: Cảm ứng ở thực vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 15. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật.
- Nêu được một số hình thức biểu hiện cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động.
- Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, HS phát triển kỹ năng tự tìm kiếm thông tin, trả lời câu hỏi để chủ động tích lũy kiến thức cho bản thân.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: HS rèn luyện kỹ năng lắng nghe, chia sẻ thông tin, quản lý nhóm thông qua các hoạt động được GV tổ chức dưới hình thức làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng giải quyết vấn đề: Thông qua việc trả lời câu hỏi vận dụng, xử lý các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, quá trình báo cáo và tranh luận giữa các nhóm, HS rèn luyện cho mình kĩ năng giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được khái niệm, đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động; Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin trước bài học.
- Trung thực và trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ do GV, nhóm phân công.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Tranh, ảnh, video về một số hình thức cảm ứng như hướng sáng, hướng tiếp xúc, vận động bắt mồi ở cây gọng vó…
- Giấy khổ lớn (bảng nhóm), bút dạ.
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Thực vật đứng yên hay vận động? Chúng mở rộng không gian sống, tìm kiếm dinh dưỡng và hướng đến các điều kiện sinh thái thích hợp bằng cách nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
- Thực vật thường đứng yên và chúng mở rộng không gian sống, tìm kiếm dinh dưỡng và hướng đến các điều kiện sinh thái thích hợp bằng cách phát triển thân, cành cao hơn, to hơn, rễ cây sẽ phát triển rộng và sâu hơn.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vậy nguyên nhân nào để thực vật phát triển thân và cành cao hơn, to hơn và rễ cây phát triển rộng hơn? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 15. Cảm ứng ở thực vật.”
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật và phân tích được vai trò cảm ứng đối với thực vật; Trình bày được đặc điểm ở thực vật.
- Nội dung: HS làm việc nhóm, tìm hiểu thông tin mục I trang 90, phân tích ví dụ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Khái niệm, vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật.
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, đưa ra các ví dụ điển hình về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và yêu cầu các nhóm thảo luận phân tích các ví dụ (về tác nhân kích thích, cơ quan bộ phận đáp ứng, vai trò): + Nhóm 1: Cây mọc hướng về ánh sáng + Nhóm 2: Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm https://www.youtube.com/shorts/6VEqVkdw7oE + Nhóm 3: Tua cuốn cây mướp leo giàn + Nhóm 4: Cây gọng vó bắt mồi - Đồng thời GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành hai nhiệm vụ sau: + Trình bày khái niệm, vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật. + Trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm cuối mục I trang 90. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin mục I SGK phân tích ví dụ và thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trong nhóm báo cáo. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | I. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật - Đáp án phân tích ví dụ: + Ví dụ 1: Cây mọc hướng về ánh sáng - Tác nhân: ánh sáng. - Bộ phận đáp ứng kích thích: thân. - Vai trò: Cây lấy ánh sáng để quang hợp → đảm bảo các hoạt động sống diễn ra thuận lợi. + Ví dụ 2: Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm - Tác nhân: Sự tiếp xúc (va chạm). - Bộ phận đáp ứng kích thích: lá. - Vai trò: bảo vệ. + Ví dụ 3: Tua cuốn cây mướp leo giàn - Tác nhân: Giàn tiếp xúc. - Bộ phận đáp ứng kích thích: tua cuốn - Vai trò: cây vươn lên thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp. + Ví dụ 4: Cây gọng vó bắt mồi. - Tác nhân: con mồi. - Bộ phận đáp ứng kích thích: lá. - Vai trò: bắt và tiêu hóa con mồi để lấy dinh dưỡng. - Đáp án thảo luận: 1. Khái niệm: HS đọc SGK trang 90. 2. Vai trò: Thực vật thích nghi với điều kiện sống thường xuyên thay đổi của môi trường, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường. 3. Đặc điểm: - Diễn ra chậm và khó nhận biết. - Chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hàm lượng hormone hoặc sức trương nước của các tế bào. - Đáp án câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 90: (1) Trong điều kiện thiếu ánh sáng như khi cây trồng cạnh các tòa nhà cao tầng, thân cây sẽ uốn cong ra phía ngoài (ngược hướng với tòa nhà). (2) Cây trồng cạnh bờ ao, bờ sông… rễ cây mọc hướng về phía nguồn nước. ⇨ Kết luận: - Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho thực vật thích ứng với điều kiện sống thường xuyên thay đổi. - Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm, khó nhận biết bằng mắt thường, chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hàm lượng hormone hay sự thay đổi sức trương nước của các tế bào. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức cảm ứng và cơ chế cảm ứng ở thực vật
- Mục tiêu: Trình bày được cơ chế cảm ứng ở thực vật; Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.
- Nội dung:
- Mục II.1: HS làm việc nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, tìm hiểu thông tin SGK trang 91 – 94, quan sát hình và trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 95 và báo cáo kết quả thảo luận được.
- Mục II.2: HS làm việc nhóm đôi tìm hiểu thông tin SGK và quan sát hình giải thích các phản ứng vận động của thực vật trong các hình thức hướng động và ứng động.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 95 và cơ chế cảm ứng ở thực vật.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 6 nhóm (phân công nhóm trưởng và thư ký nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép): *GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia + Nhóm nhỏ 1 & 2 & 3 đọc thông tin và nghiên cứu hình ảnh ở mục 1.a để tìm hiểu các kiểu hướng động và lập bảng trả lời câu hỏi 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95. + Nhóm nhỏ 4 & 5 & 6 đọc SGK, thảo luận về các kiểu ứng động và lập bảng trả lời câu hỏi 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95. *GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép - Sau khi các nhóm nhỏ hoàn thành nhiệm vụ, trưởng nhóm lớn tập trung thành 3 nhóm lớn, lần lượt mỗi nhóm nhỏ sẽ chia sẻ kết quả làm việc của mình. - GV lưu ý các nhóm chia sẻ sau nêu ra các điểm khác biệt trong nội dung mình tìm hiểu so với phần trình bày của nhóm trước đó. - Ở mục II.2, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Tìm hiểu thông tin mục II.2 SGK và giải thích các phản ứng vận động của thực vật trong các hình thức hướng động và ứng động. - GV tổng kết kiến thức bằng việc chiếu video tóm tắt các hình thức cảm ứng ở thực vật: https://www.youtube.com/watch?v=iprpdmcdzIY&t=9s - GV mở rộng kiến thức thông qua hộp Em có biết trang 96. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ vào bảng nhóm và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Mục II.1 - Một nhóm lớn báo cáo kết quả nhóm thảo luận được. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Mục II.2 - Đại diện một nhóm HS phát biểu. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | II. Các hình thức cảm ứng và cơ chế cảm ứng ở thực vật - Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95 (bên dưới) - Đáp án cơ chế cảm ứng ở thực vật + Cơ chế hướng động: Sự thay đổi hàm lượng auxin ở hai phía đối diện nhau (so với hướng kích thích) → tốc độ dãn dài không đồng đều giữa các tế bào ở hai phía. + Cơ chế ứng động: - Cơ chế ứng động sinh trưởng: tác nhân kích thích (cơ học, hóa học) làm hoạt hóa các bơm ion (K+, Cl-…) → thay đổi sức trưởng của bộ phận đáp ứng. - Cơ chế ứng động sinh trưởng: tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì (ngày đêm, mùa) tác động lên chồi làm thay đổi tương quan hàm lượng giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau, làm hoa nở hoặc khép. ⇨ Kết luận: Cảm ứng ở thực vật gồm hai loại: hướng động và ứng động. - Hướng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích đến từ một phía. Gồm: hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc. - Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không có hướng (nhiệt độ, chu kì ngày, đêm, chu kì mùa…). Gồm hai loại: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. |
Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều