Soạn giáo án Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: PHONG TRÀO TÂY SƠN

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Một số nét chính của phong trào Tây Sơn: nguyên nhân, mô tả về một số thắng lợi tiêu biểu.
  • Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử:
  • Biết thu thập thông tin từ tư liệu 8.1 dưới góc nhìn của một thương nhân nước ngoài.
  • Giải mã được lược đồ 8.3, 8.4 về các trận chiến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
  • Quanh sát tư liệu 8.2 về trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
  • Giải mã được lời bài hịch của Nguyễn Huệ (khắc trên phiến đá ở Gò Đống Đa, Hà Nội) trước khi ra quân.
  • Khai thác được phần Nhân vật lịch sử và phần Em có biết để có cái nhìn toàn diện hơn về phong trào Tây Sơn.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
  • Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ và mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785) và đại phá quân Thanh xâm lược (1789).
  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Đánh giá được những đóng đóng góp của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII.
  • Mô tả được ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về một di tích lịch sử hay công trình tưởng niệm có liên quan đến phong trào Tây Sơn mà em biết.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: biết ơn và tự hào về những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong công cuộc thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu, đọc thông điệp của vua Quang Trung trong những ngày giáp Tết năm Kỷ Dậu 1789, yêu cầu HS trình bày nội dung, ý nghĩa của đoạn thông điệp đó.
  4. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về nội dung, ý nghĩa thông điệp của vua Quang Trung.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh vua Quang Trung và thông điệp của vua Quang Trung nói thay cho cả dân tộc trong những ngày giáp Tết năm Kỷ Dậu 1789:

“Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa lời thông điệp của Quang Trung.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Lời thông điệp “Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” của Quang Trung có ý nghĩa: đánh để lịch sử (là các thế hệ sau của bọn giặc phương Bắc) biết nước Nam anh hùng có chủ, tức là đánh để bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc, đánh để cho muôn đời thấy rõ tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.

+ Việc Nguyễn Huệ khẳng định nước Nam đã có chủ nghĩa là sự khẳng định đất nước đã được thống nhất hoàn toàn. Sau khi quét sạch quân Mãn Thanh và vua Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Huệ đã làm chủ trên thực tế được cả đất nước Đại Việt, sáng lập ra một triều đại mới là Tây Sơn với niên hiệu Quang Trung.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 8 – Phong trào Tây Sơn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 8.1, đọc thông tin mục 1 SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:

- Em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ.

- Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trình chiếu và hướng dẫn HS khai thác Tư liệu 8.1 SGK tr.40:

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu tư liệu:

+ Thương nhân này đến Đàng Trong vào thời kì trị vì của chúa Nguyễn nào? (chúa Nguyễn Phúc Khoát).

+ Việc buôn bán của người Pháp ở Đàng Trong như thế nào? (gặp nhiều khó khăn).

+ Nếu muốn việc buôn bán trôi chảy thì họ phải làm gì? (phải có lễ vật đút lót, hối lộ cho bọn quan lại).

+ Nếu không làm vậy thì họ phải đối mặt với vấn đề gì?(bị trộm cắp, bị gặp mọi điều trở ngại phiền phức).

- GV hướng dẫn HS khai thác thêm thông tin mục 1 SGK tr.40 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơ bùng nổ?

- GV cung cấp thêm cho HS tư liệu:

Nhận xét về hệ thống thu thuế của chúa Nguyễn thế kỉ XVIII, Lê Quý Đôn viết: “…đến nay có chỗ một xã có đến 16 hay 17 tướng thần (nhân viên thu thuế) và hơn 20 xã trưởng, đều được làm việc,… Ở các xã ven biển trấn Thuận Hóa, gián hoặc có xã theo nghề đánh cá thì thu thuế mắm, lấy số người hoặc lấy có lưới hay không có lưới làm chuẩn”.

(Lê Quý Đôn toàn tập, tập 1 – Phủ biên tạp lục,

 NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977 tr.148, 229)

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ?

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Ai là người khiến đời sống của nhân dân Đàng Trong rơi vào cực khổ?

+ Việc Tây Sơn ngay từ đầu nêu cao khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” đã có tác dụng gì?

+ Phong trào Tây Sơn nổi lên lật đổ chúa Nguyễn có đáp ứng nguyện vọng của nhân dân không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ vì:

+ Là cuộc khởi nghĩa mang tính chất sống còn vì dân.  

+ Đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: “Lấy của người giàu chia cho dân nghèo”.

+ Xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn là do tình trạng chế độ phong kiến bị khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân đói khổ triền miên, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn

- Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong:

+ Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.

+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.

+ Nhiều thứ thuế mới xuất hiện.

- Đời sống nhân dân: vô cùng cực khổ.

- Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, phong trào Tây Sơn bùng nổ cuối thế kỉ XVIII.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Bài 8 Phong trào Tây Sơn, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử (bản 2) chân trời sáng tạo, Giáo án word Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Bài 8 Phong trào Tây Sơn

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI