Soạn giáo án Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22: TRÀO LƯU CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
(1 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
HS học về:
- Nguyên nhân đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước.
- Một số nội dung chính cải cách các quan lại, sĩ phu yêu nước.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng lược đồ 22.2, tư liệu 22.2 để tìm hiểu về nguyên nhân và một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước vào cuối thế kỉ XIX.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận biết được nguyên nhân đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước; Nhận biết được một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua việc tìm hiểu trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, rút ra bài học cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
- Phẩm chất
- Có thái độ phê phán cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển. Ủng hộ cải cách, đổi mới để phát triển.
- Trân trọng tình yêu nước, học hỏi tinh thần cải cách và tính tiên phong của các nhà cải cách Việt Nam ở nửa sau thế kỉ XIX.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV dẫn dắt và yêu cầu HS dựa vào hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.
- Sản phẩm: Một số thông tin, hiểu biết của HS về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt:
Năm 1859, có một người Việt Nam đi sang các nước châu Âu. Ông đã nhìn thấy những chiếc đèn không cần thắp dầu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần ngựa, bò kéo đi và tận mắt so sánh được khoảng cách của Việt Nam với những vùng đất xa xôi mà người dân lúc bấy giờ không hề biết đến. Đó chính là nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ. |
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hiểu biết về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Nguyễn Trường Tộ sinh ra trong một gia đình theo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là “Trạng Tộ”.
+ Với lòng yêu nước và vốn hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...Năm 1863, ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế. Một số đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn giá trị.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nguyễn Trường Tộ đã đánh lên hồi trống báo động phải duy tân đất nước và trở thành người tiên phong của trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách này? Nội dung trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lí giải được vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 22.1, thông tin mục 1 SGK tr.88 và trả lời câu hỏi: Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 22.1, và trả lời câu hỏi: Mô tả tranh vẽ Bình văn (Lê Văn Miến).
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.88 và trả lời câu hỏi: Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả bức tranh vẽ Bình văn: + Bình văn là một bức tranh sinh hoạt lấy chủ đề là một buổi bình văn của thầy đồ với tám người học trò nhỏ xung quanh. Trung tâm bức tranh là thầy đồ đang ngồi trên ghế, tay trái cầm sách, tay phải cầm bút chỉ vào trang sách. Tám người học trò ngồi phía dưới hướng về phía thầy giáo, phần lớn các em mặc áo dài chít khăn, trừ một em nhỏ còn để tóc trái đào. → Lớp học của thầy đồ nho vẫn giữ được vị trí trọng yếu trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. + Bức tranh Bình văn được coi là tác phẩm có giá trị trong bộ sưu tập tranh cận đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lí giải vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách - Nửa sau thế kỉ XIX, Triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. → Một số quan lại, sĩ phu thức thời nhận thấy sự bảo thủ của triều đình (lấy Nho giáo làm trọng, quay lưng lại với những tiến bộ khoa học kĩ thuật đương thời. - Các nhà cải cách mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách. |
Hoạt động 2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số nội dung chính trong cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 22.2, thông tin mục 2 SGK tr.89 và trả lời câu hỏi:
- Theo em, các nhà cải cách quan tâm đến những vấn đề nào nhất?
- Trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, em có đồng ý với những đề xuất đó không? Tại sao?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX gắn liền với: + Tên tuổi của các nhà cải cách: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Thú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch,…. + Cơ quan của triều là Viện Thương Bạc. → Gửi đề nghị cải cách lên triều đình. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 22.2, thông tin mục 2 SGK tr.89 và trả lời câu hỏi: + Trình bày nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX. + Theo em, các nhà cải cách quan tâm đến những vấn đề nào nhất? + Trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, em có đồng ý với những đề xuất đó không? Vì sao? - GV cung cấp thêm một số hình ảnh về trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng, liên hệ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, cuộc cải cách nào là nổi bật và toàn diện nhất? Vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX; - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (HS nêu quan điểm cá nhân, ví dụ đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam còn xuất hiện trào lưu đòi cải cách duy tân nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bế tắc. Trào lưu xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân của một bộ phận sĩ phu, văn thân và một số quan lại. - Các đề nghị cải cách ở thế kỉ XIX không được thực hiện (hoặc chỉ được thực hiện một phần rất nhỏ) do có nhiều lí do chi phối. Tuy nhiên, tư tưởng đề cao canh tân đất nước, tự cường dân tộc cử trào lưu cải cách đã tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hóa, xã hội Việt Nam và làm dấy lên một phong trào Duy tân sôi nổi ở nước ta vào đầu thế kỉ XX. | 2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX - Năm 1863 – 1871 (Nguyễn Trường Tộ): + Gửi gần 60 văn bản điều trần. + Đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công – thương nghiệp tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. - Năm 1868: + Trần Đình Túc – Nguyễn Huy Tế: đề nghị triều đình mộ dân, khai khẩn đất hoang. + Đinh Văn Điền: mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định), khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng. - Năm 1872 (Viện Thương Bạc): xin mở cửa biển ở miền Bắc, miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài. - Năm 1873 (Phạm Thú Thứ): đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương, đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài. - Năm 1877 – 1882 (Nguyễn Lộ Trạch): + Viết các bản Thời vụ sách lên vua Tự Đức. + Đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. → Các nhà cải cách đều quan tâm đến vấn đề: mở cửa đất nước, tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật, đổi mới giáo dục. |
=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2