Soạn giáo án HĐTN 3 kết nối tri thức tuần 10 Bảo vệ tình bạn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 3 tuần 10 Bảo vệ tình bạn sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3 - TUẦN 10

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Triển lãm tranh về chủ đề "Tình bạn"

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Bảo vệ tình bạn

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Chúng mình hiểu nhau

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách hòa giải bất đồng trong quan hệ bạn bè

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp
  • Thực hiện được những việc làm để hòa giải bất đồng bạn bè
  1. Phẩm chất : Chủ động thực hiện những việc làm hòa giải bất đồng với bạn bè
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV: SGK, SGV, những ngôi sao giấy
  • Đối với HS: Sách học sinh, vở bài tập,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Triển lãm tranh về chủ đề "Tình bạn"

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: Tạo không gian triển lãm tranh về chủ đề tình bạn cho học sinh thưởng thức và chiêm ngưỡng từ đó HS có thể nhận biết được giá trị của tình bạn

b. Cách thức thực hiện:

- GV phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội tổ chức trưng bày và giới thiệu tranh về chủ đề tình bạn cho học sinh xem

- GV khuyến khích học sinh đi xem hết tất cả các bức tranh đang triển lãm và nêu được bức tranh em thích nhất và lý do thích.

- GV tổng phụ trách Đội tổng kết phong trào " Tủ sách lớp học" và tuyên dương bạn có đóng góp nhiều nhất cho tủ sách lớp học.

 

 

 

- HS ăn mặc lịch sự, nghiêm túc khi tham gia triển lãm tranh

 

- HS đi xem hết tất cả các bức tranh trong triển lãm và chia sẻ về bức tranh em yêu thích nhất và lí do em yêu thích nó

- HS chăm chú lắn nghe

 

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Bảo vệ tình bạn

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động : Vẽ sơ đồ "Sao tình bạn"

a. Mục tiêu: HS kể được tên những người bạn thân của mình và đánh giá tình trạng mối quan hệ giữa mình và bạn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS vẽ ngôi sao có chữ TÔI, xung quanh là ngôi sao có tên những người

bạn. Em có thể vẽ 1 - 3 ngôi sao,

- GV đề nghị HS nghĩ về từng người bạn xem gần đây các em có cãi nhau, giận nhau không hay mối quan hệ vẫn đang tốt đẹp, yêu quý và hay chơi với nhau. Nếu mối quan hệ giữa bạn và em là HOÀ THUẬN, em vẽ “hình trái tim” Nếu em và bạn có những BẤT ĐỒNG, em hãy vẽ “dấu chấm than” để nhắc mình phải lưu tâm điều chỉnh. GV để nghị HS làm việc này riêng tư, không cần cho ai biết. GV đề nghị HS suy nghĩ đến các mối quan hệ có dấu chấm than”: Em có muốn cải thiện tình hình, làm mối quan hệ của em với bạn được tốt lên không?

- GV kết luận: Em có nhiều người bạn. Đôi khi, em có thể có mâu thuẫn với bạn. Nếu em tìm cách giải quyết những bất đồng để em và bạn em hoà thuận lại với nhau thì sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động : Lựa chọn cách giải quyết bất đồng giữa những người bạn

a. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những tình huống bất đồng có thật đã xảy ra và thảo luận về cách giải quyết

b. Cách thức thực hiện:

- GV đề nghị mỗi HS nhớ lại một tình huống giận dỗi với bạn

+ Lí do xảy ra giận dỗi

+ Cảm xúc khi đang giận dỗi.

+ Cách làm lành với nhau.

- HS chia sẻ theo nhóm các tình huống bất đồng giữa bạn bè, cùng liệt kê các nguyên nhân (hiểu lầm; tranh cãi căng thẳng, không hợp tác;...), cách giải quyết bất đồng

- GV đưa ra một tình huống bất đồng giữa bạn bè (khi bạn hiểu lầm, khi sai hẹn với bạn, khi bạn có lỗi,...). GV mời hai HS sắm vai thể hiện tình huống.

VD: Em giận bạn vì bạn sai hẹn. Em không biết rằng, lí do sai hẹn là bạn phải trông em bé cho đến khi bố mẹ về. Em đã không tìm hiểu nguyên nhân mà vội nặng lời với bạn. Bạn cũng nóng giận, nặng lời với em.

- GV tổ chức thảo luận, hỏi cả hai người sắm vai:

+ Em và bạn đã bất đồng vì điều gì? Em cảm thấy thế nào khi xảy ra sự việc?

+ Em suy nghĩ như thế nào nếu em ở vị trí bạn? Theo em, có thể có chuyện gì xảy ra? Vì sao bạn lại sai hẹn? (Phỏng đoán...)

+ Em đã không tìm hiểu nguyên nhân mà đã nặng lời. Theo em, bạn đã cảm thấy thế nào khi nghe em nói nặng lời?

+ Em nên làm gì để bạn hiểu em?

+ Em nên làm gì để hiểu bạn

 

 

 

 

- GV yêu cầu cả lớp đóng góp ý kiến, lời khuyên

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

Hoạt động: Suy nghĩ về cách làm hòa với bạn, bảo vệ tình bạn

a. Mục tiêu: Giúp HS đưa ra được kế hoặc cụ thể để làm hòa với bạn, cải thiện mối quan hệ có "dấu chấm than"

b. Cách thức thực hiện:

- GV đề nghị HS xem lại những ngôi sao tình bạn và chọn một mối quan hệ để điều chỉnh

- GV kết luận: Sau khi lên kế hoạch, cần kiên trì thực hiện kế hoạch ấy để bảo vệ tình bạn

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – CAM KẾT HÀNH ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS thực hành giải quyết vấn đề thực tế với bạn của mình và củng cố thêm tình bạn thân thiết

b. Cách tiến hành:

 - GV gợi ý HS tìm gặp bạn để trò chyện, giảng hòa nếu có mâu thuẫn với bạn. Nếu không, tìm gặp bạn để trò chuyện, chia sẻ, củng cố thêm tình bạn thân thiết

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại nội dung Tiết học.

 

 

 

 

 

- HS vẽ ngôi sao và làm theo hướng dẫn của giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi của GV

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe GV

 

 

 

 

- HS nhớ lại một tình huống giận dỗi với bạn

 

 

 

- HS chỉa sẻ theo nhóm tình huống bất đồng với các bạn và liệt kê các nguyên nhân và cách giải quyết

 

 

- HS sắm vai thể hiện tình huống

 

- Hai HS sắm vai trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra

 

- Bạn cảm thấy buồn và thất vọng khi nghe em nói nặng lời

- Em nói ra cảm xúc của mình.

- Em hỏi lí do và lắng nghe bạn nói, sau đó, em nói về cảm xúc của bạn - “Tớ hiểu, cậu cảm thấy cậu không có lỗi, cậu bị oan và tức giận khi tớ

nặng lời...”)

- Cả lớp đóng góp ý kiến, lời khuyên

 

 

- HS tự đưa ra kế hoạch hành động:

+ Sau giờ học, mình sẽ...

+ Để làm lành với bạn, mình sẽ ....

+ Để bạn mỉm cười, mình sẽ ....

 

- HS chú ý lắng nghe GV

 

- HS tìm gặp bạn để trò chyện, giảng hòa nếu có mâu thuẫn với bạn hoặc tìm gặp bạn để trò chuyện, chia sẻ, củng cố thêm tình bạn thân thiết

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án HĐTN 3 kết nối tuần 10 Bảo vệ tình bạn, GA word HĐTN 3 kntt tuần 10 Bảo vệ tình bạn, giáo án HĐTN 3 kết nối tri thức tuần 10 Bảo vệ tình bạn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC