Soạn giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 5: Tuần 3

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 11 Chủ đề 5: Tuần 3 - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

TUẦN 3: SHDC – THI TUYÊN TRUYỀN “VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG THANH NIÊN”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Thực hiện được các hành vi có văn hóa khi sử dụng mạng xã hội.
  • Tuyên truyền đến người thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng cùng biết cách sử dụng mạng xã hội có văn hóa.
  • Rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức hoạt động, tự tin mạnh dạn trước tập thể; hình thành phẩm chất trách nhiệm, yêu nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Trước 2 tuần diễn ra hoạt động: Hướng dẫn HS các lớp viết kịch bản tuyên truyền về “Văn hoá sử dụng mạng xã hội trong thanh niên”. Trong kịch bản tuyên truyền cần nói rõ:

+ Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh niên hiện nay: Tích cực/tiêu cực.

+ Những hành vi sử dụng mạng xã hội có văn hoá/chưa có văn hoá.

+ Những biện pháp nâng cao ý thức sử dụng mạng xã hội có văn hoá.

+ Trách nhiệm của thanh niên trong việc sử dụng mạng xã hội có văn hoá.

+ Đưa ra thông điệp.

  • Về hình thức: Tự chọn các hình thức phù hợp: Tuyên truyền miệng/kịch bản sân khấu hóa/tranh ảnh, áp phích.
  • Duyệt các kịch bản tuyên truyền, lựa chọn 3 – 5 kịch bản xuất sắc nhất để tham gia hoạt động chung.
  • GVCN hướng dẫn cụ thể và duyệt kịch bản trước khi lên gửi đoàn trường duyệt.
  • Thành lập BGK để chấm điểm thi, thư kí tổng hợp điểm thi.
  • Lên biểu điểm.

Lớp

Thời gian

Nội dung

Phương thức

Diễn xuất

Sáng tạo

Tổng điểm

 

 

 

 

 

 

 

- Cử HS là NDCT.

  1. Đối với HS
  • Tìm hiểu thực trạng ứng xử trên mạng xã hội của các bạn trong lớp.
  • Tìm hiểu “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” do Bộ thông tin và Truyền thông ban hành.
  • Cử nhóm viết kịch bản và tập tuyên truyền. Nếu sử dụng hình thức tranh ảnh, áp phích cần phân công vẽ, viết lời thuyết minh tuyên truyền.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Thi tuyên truyền “Văn hóa sử dụng mạng xã hội trong thanh niên”

  1. Mục tiêu: HS nêu và thực hiện được các hành vi có văn hóa/ chưa có văn hóa khi sử dụng mạng xã hội. Từ đó, HS truyền tải được thông điệp “Sử dụng mạng xã hội có văn hóa là nét đẹp trong thanh niên nhằm xây dựng xã hội văn minh hiện đại”.
  2. Nội dung - Tổ chức thực hiện

- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn hoạt động.

- Bí thư Đoàn trường nhận xét việc chuẩn bị kịch bản tuyên truyền của các lớp, công bố các lớp có kịch bản tuyên truyền trước toàn trường.

- NDCT giới thiệu BGK, các quy định trong cuộc thi.

- Mời BGK và thư kí vào vị trí làm việc.

- NDCT mời lần lượt các lớp thì tuyên truyền.

các đội thi

- Đại diện BGK, nhận xét chung, công bố điểm các đội thi, xếp giải theo thứ tự điểm.

- Trao phần thưởng các đội thi (nếu có).

ĐÁNH GIÁ

- GV yêu cầu HS chia sẻ:

+ Qua hoạt động hôm nay, em rút ra bài học gì cho bản thân?

+ Em đã từng viết status, bình luận trên facebook như thế nào? Hiệu ứng từ những status, bình luận đó.

+ Nếu thấy bạn bè dùng facebook để bôi nhọ danh dự bạn khác, em sẽ ứng xử thế nào?

thế nào?

+ Gặp những thông tin trái chiều trên facebook hay các mạng xã hội khác, em sẽ ứng xử

+ Sử dụng mạng xã hội có văn hoá giúp ích gì cho bản thân em?

+ Thanh niên cần phải có thái độ, hành động như thế nào đối với việc sử dụng mạng xã hội?

- GV tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận:

+ Mạng xã hội là nơi chia sẻ các thông tin, là phương tiện kết nối được nhiều bạn bè gần xa, là diễn đàn để mọi người có thể chia sẻ suy nghĩ, hành động,...

+ Hiện đang có nhiều cá nhân lợi dụng mạng xã hội để thể hiện mục đích xấu. Nhiều thanh niên có những hành vi chưa văn hoá làm ảnh hưởng đến nền tảng đạo đức xã hội.

+ Để ngăn chặn điều đó, thanh niên cần sử dụng mạng xã hội có mục đích, chia sẻ những điều tích cực, ngăn chặn những điều tiêu cực ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Tỉnh táo trước các thông tin trái chiều, biết nhận diện và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ,.... Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh khi viết tin, bình luận; không dùng mạng xã hội để bôi nhọ danh dự bạn bè, người khác,....

+ Thanh niên cần sống có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng xã hội; có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội để tự bảo vệ mình.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- Sử dụng mạng xã hội có mục đích lành mạnh; không lạm dụng, sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi; thực hiện các hành vi có văn hoá khi sử dụng mạng xã hội.

- Hướng dẫn người thân cùng thực hiện hành vi có văn hoá khi sử dụng mạng xã hội.

TUẦN 3: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 5, 6, 7 CHỦ ĐỀ 5

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • - Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng; đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó và đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.
  • - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hóa mạng xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng; đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó và đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hóa mạng xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Yêu nước, nhân ái.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, nhạc, bài hát phục vụ chủ đề.
  • Các tình huống cụ thể phù hợp nội dung chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, ảnh, ... liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” và yêu cầu trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS nghe và cảm nhận bài hát và có những cảm nhận.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” (Sáng tác: Nguyễn Hoàng) và thực hiện nhiệm vụ:

Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=4tAiwsKbBu8 (0:00 – 1:52)

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

Đất nước ta đang trong quy trình thay đổi, hội nhập ᴠà tăng trưởng, ᴠì ᴠậу mà ѕự góp sức của những thế hệ, đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ là ᴠô cùng quan trọng. Cống hiến là ѕự hу ѕinh của bản thân, không màng đến quyền lợi cá thể mà làm ᴠiệc hết mình ᴠì người khác, ᴠì một một hội đồng giàu mạnh. Bài hát tràn đầy khí thế thúc giục thế hệ trẻ thi đua lao động, học tập, góp sức cho quê nhà quốc gia.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 5 - Tuần 3 – Hoạt động Rèn luyện (Hoạt động 5, 6) và Hoạt động Vận dụng (Hoạt động 7).

  1. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

Hoạt động 5: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và giải pháp quản lí thực hiện

  1. Mục tiêu: HS xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng. Từ đó, đề ra được giải pháp để quản lí hoạt động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một hoạt động phát triển cộng đồng phù hợp với lứa tuổi để xây dựng kế hoạch.

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn, tiếp thu ý kiến đóng góp và điều chỉnh kế hoạch.

- GV hướng dẫn HS đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng.

  1. Sản phẩm: HS xây dựng được một bản kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng cụ thể và đề ra được giải pháp quản lí thực hiện hoạt động đó.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Từng nhóm lựa chọn một hoạt động phát triển cộng đồng vừa sức với lứa tuổi để lập kế hoạch.

- GV đưa ra gợi ý một số hoạt động phát triển cộng đồng:

+ Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh;

+ Tuyên truyền bảo vệ môi trường;

+ Tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi;

+ Tổ chức vui Trung thu tại khu dân cư;

+ Thanh niên tình nguyện “Chủ nhật xanh”;

+ Thiện nguyện giúp đỡ người già neo đơn, góp công mùa gặt;...

- GV gợi ý cách lập kế hoạch:

+ Xác định mục tiêu hoạt động: Hoạt động này nhằm mục đích gì?

+ Xác định nội dung hoạt động: Hoạt động làm những việc gì?

+ Xác định hình thức và phương tiện: Làm như thế nào?

+ Phân công trách nhiệm: Ai là người thực hiện các phần việc trong kế hoạch

+ Đối tượng tham gia: Ai tham gia hoạt động? Hoạt động này nhằm phục vụ cho ai?

+ Thời gian, địa điểm: Hoạt động này diễn ra lúc nào? Tại đâu?

+ Kết quả mong đợi.

+ Những giải pháp cần thiết để quản lí hoạt động.

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với bạn, tiếp thu ý kiến đóng góp và điều chỉnh kế hoạch.

- GV tiếp tục yêu cầu các nhóm dựa trên kế hoạch đã lập, đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin, hướng dẫn của GV, đọc gợi ý SHS tr.40 và thực hiện xây dựng kế hoạch.

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kế hoạch của nhóm.

- GV mời một số HS chia sẻ, đóng góp ý kiến, nêu ưu và nhược điểm cho kế hoạch nhóm bạn.

- GV mời 2 nhóm chia sẻ giải pháp quản lí hoạt động.

- GV yêu cầu nhóm khác lắng nghe, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kế hoạch của các nhóm và yêu cầu HS tham gia thực hiện những giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động các nhóm đã đề xuất.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 6: Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội

  1. Mục tiêu: HS xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra bản kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội và thực hiện kế hoạch đó.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS lựa chọn nội dung cụ thể để lập kế hoạch, đọc thông tin kế hoạch gợi ý trong SHS tr.41.

- GV gợi ý về nội dung:

+ Giao tiếp ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội là những hành vi, ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

+ Khi giao tiếp, danh tính rõ ràng, không sử dụng từ ngữ gây kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo. Không đưa thông tin sai sự thật, không lợi dụng mạng xã hội để trục lợi, lừa đảo, không đăng ảnh phản cảm, viết bình luận khích bác, nói xấu.

+ ...

- GV gợi ý về hình thức, phương tiện: dùng hình thức truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp:

+ Truyền thông trực tiếp: tuyên truyền miệng, trao đổi toạ đàm: cần chuẩn bị địa điểm, thời gian, loa đài, âm li, máy chiếu, bàn ghế, máy tính,...

+ Truyền thông gián tiếp: cần tranh ảnh, báo, áp phích, tờ rơi, bảng tin, khẩu hiệu,...

- GV yêu cầu HS thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, dựa vào gợi ý của GV kết hợp trong SHS để thực hiện xây dựng kế hoạch truyền thông và thực hiện kế hoạch, ghi lại những điều cần rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kế hoạch trước lớp.

- GV mời HS khác lắng nghe, góp ý, tiếp thu góp ý và điều chỉnh kế hoạch.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 7: Tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng và đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng

  1. Mục tiêu: HS thực hiện được việc xây dựng và phát triển cộng đồng; đánh giá được ý nghĩa của hoạt động đó. Từ đó, HS thực hiện được trách nhiệm của bản thân để góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
  3. Sản phẩm: Báo cáo những việc làm của HS để xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Thực hiện những việc cần làm để xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Bước 1: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu từng HS về nhà: Em hãy lên kế hoạch và thực hiện những việc cần làm để xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- GV gợi ý cho HS một số việc làm:

+ Quan tâm thăm hỏi, chia sẻ thông tin với mọi người trong khu dân cư, sống hòa nhập cùng cộng đồng.

+ Giúp đỡ các thành viên gặp khó khăn trong cuộc sống.

+ Tuyên truyền vận động các thành viên khác cùng tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện và ghi lại kết quả thực hiện trong thực tiễn cuộc sống; chuẩn bị báo cáo kết quả ban đầu vào tiết sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết sinh hoạt lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được, cảm nhận của bản thân sau khi tham gia các hoạt động.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

Bước 1: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu từng HS về nhà: Em hãy lên kế hoạch và thực hiện quản lí giám sát những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- GV gợi ý cho HS một số hoạt động:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và quy định của cộng đồng.

+ Thể hiện văn hóa giao tiếp, ứng xử, nếp sống văn minh trong cộng đồng.

+ Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện và ghi lại kết quả thực hiện trong thực tiễn cuộc sống; chuẩn bị báo cáo kết quả ban đầu vào tiết sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết sinh hoạt lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được, cảm nhận của bản thân sau khi thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Ghi lại kết quả và chia sẻ với thầy cô, bạn bè các hoạt động phát triển cộng đồng HS đã thực hiện, đánh giá ý nghĩa của các hoạt động

Bước 1: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu từng HS về nhà: Em hãy ghi lại kết quả và chia sẻ với thầy cô, bạn bè các hoạt động phát triển cộng đồng HS đã thực hiện, đánh giá ý nghĩa của các hoạt động phát triển cộng đồng.

- GV hướng dẫn HS ghi vào giấy:

+ Các hoạt động phát triển cộng đồng em đã thực hiện.

+ Ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng đối với cá nhân.

+ Ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng với cộng đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện và ghi lại kết quả thực hiện trong thực tiễn cuộc sống; chuẩn bị báo cáo kết quả ban đầu vào tiết sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết sinh hoạt lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được, cảm nhận của bản thân sau khi tham gia các hoạt động.

- GV bổ sung và kết luận:

+ Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng góp phần tăng cường gắn kết các mối quan hệ, tạo sức mạnh đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, giải quyết các vấn đề khó khăn chung, giúp cộng đồng ngày càng phát triển.

+ Thể hiện các hành vi văn minh nơi công cộng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng văn hóa lành mạnh, thúc đẩy xã hội phát triển. HS cần tích cực thực hiện và tuyên truyền nếp sống văn minh nơi công cộng đến các thành viên trong cộng đồng.

+ HS cần sống có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng xã hội; tham gia các hoạt động truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hóa mạng xã hội để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có ý thức tự bảo vệ mình và hướng tới một văn hoá mạng lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.

+ Hoạt động phát triển cộng đồng có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, HS cần tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất được giải pháp quản lí thực hiện có hiệu quả.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức chủ đề 5.
  • Làm bài tập trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 6: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

TUẦN 3: SHL – PHẢN HỒI KẾT QUẢ THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN “VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA MẠNG XÃ HỘI”

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

- Sơ kết, tổng kết công tác trong tuần: Các tổ báo cáo tình hình của tổ, cán sự lớp tổng hợp kết quả chung, GV chủ nhiệm chốt lại.

- Cán sự lớp phổ biến kế hoạch tuần tới, những công việc cần chuẩn bị, GV chủ nhiệm bổ sung và kết luận.

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Phản hồi kết quả thực hiện tuyên truyền “Văn hóa ứng xử qua mạng xã hội”

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 5 Tuần 3, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 11 kết nối tri thức , Giáo án word giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 5 Tuần 3

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI